13 Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hảnh theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/
3.3.2.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn cho VEPF
- Trên cơ sở thực tế triển khai đã được phân tích nêu trên, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành TW nhanh chóng sửa đổi các cơ chế, chính sách còn vướng mắc, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoat động huy động vốn của Quỹ trong thời gian tới theo hướng đa dạng hoá các nguồn vốn hoạt động trong đó cần phát triển các nguồn thu, ngoài phí bảo vệ môi trường như đã quy định, cần xem xét, mở rộng đối tượng nộp phí như chất thải rắn, chất thải khí…., tăng mức thu phí bảo vệ môi trường cao hơn mức hiện nay theo lộ trình phát triển đất nước giống như các nước phát triển đang áp dụng.
- Huy động vốn từ bên ngoài, kể cả việc tìm nguồn vay ưu đãi từ các tổ chức trong và ngoài nước
- Có hai loại Quỹ Việt Nam và địa phương, nên có phối hợp hoạt động, chia sẻ nguồn vốn giữa các quỹ để tài trợ cho các dự án đầu tư có quy mô lớn.
- Sử dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích đầu tư tài chính cho VEPF như: • Tiền phạt, bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, tổn hại tới môi trường cần được chuyển 100% về Quỹ bảo vệ môi trường.
• Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí môi trường đối với khí thải cần điều tiết 50% về ngân sách trung ương và sau đó chuyển về Quỹ tạo nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
• Thực hiện thu thuế sử dụng và bảo vệ tài nguyên, mở rộng diện thu thuế và điều tiết một phần về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Khai thác các nguồn đầu tư từ các Quỹ khác như: phối hợp với các Chương trình tài trợ bảo vệ môi trường, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trong việc đồng kết hợp cho vay; tiến hành hỗ trợ lãi suất các khoản vay các dự án môi trường đối với ngân hàng thương mại.
- Tích cực tìm nguồn vốn tài trợ từ các Chính phủ, các tổ chức nước ngoài đối với hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường.