GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 77 - 80)

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ỞNƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Về mục tiêu

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đảng và nhà nước ta nhận thức rõ vấn đề này. Ngay từ những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000". Quan điểm "Phát triển bền vững" cũng đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội Đảng Đảng toàn quốc lần thứ IX. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Quyết định Số:153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004).

Ðại hội Ðảng lần thứ XI quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu về môi trường thể hiện rõ quan điểm: Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược.

Mục tiêu về cải thiện và phục hồi môi trường là một trong ba mục tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 ở nước ta, trong đó nêu rõ: Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95%

chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng.

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3.12.2003 đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch. Có thể coi đây là lộ trình áp dụng bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian tới.

Nói tóm lại, muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của cả chúng ta và các thế hệ mai sau.

3.1.2. Phương hướng về bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc của cả thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi đó, công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn quá nhiều bất cập và không có tính hiệu quả cao. Việc giải quyết ô nhiễm làng nghề là một việc khó, đòi hỏi giải pháp tổng hợp, trong đó sự hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng.

Từ thực tế trên, phương hướng bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Chính phủ chỉ rõ trong Chiến lược sản xuất sạch và áp dụng công nghệ sạch ở nước ta: Các công nghệ sản xuất sạch, các phương pháp kỹ thuật xử lý để giảm thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ ngành công nghiệp phải được đầu tư và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề - bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu - phải giảm thiểu được phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Hơn nữa, trong thời gian trước mắt, nhu cầu hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại buộc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa phải phát triển, nâng

cao chất lượng sản phẩm, lại vừa phải nỗ lực bảo vệ môi trường để phát triển thị trường. Quá trình hội nhập sẽ loại bỏ dần các hàng rào thuế quan, lúc đó các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đã và sẽ đưa ra hàng rào môi trường để khống chế hàng nhập khẩu.

Liên quan đến áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch, các thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới là trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc hậu và thấp kém, khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp, đặt ra thách thức rất lớn đối với môi trường nước ta. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam cũng đã đề ra 8 nguyên tắc chỉ đạo, trong đó "khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. "11, cụ thể hơn là “Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất”12 để đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường.

Những định hướng lớn của công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020:

“a. Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 77 - 80)