6 Tổng hợp báo cáo hoạt động hỗtrợ tài chính các dự án bảo vệ môi trường từ năm 2004 đến năm 2010 của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.3.2.1. Cơ chế, chính sách hoạt động sử dụng vốn của VEPFcòn bộc lộ một số điểm bất cập
một số điểm bất cập
a) Với hoạt động hỗ trợ cho vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi
- Đối tượng được hỗ trợ tài chính từ Quỹ là các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án hoặc phương án để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với quy định về điều kiện cho vay thì đó lại chính là những trở ngại đối với những nhà đầu tư có nguồn vốn ban đầu hạn chế.
- Những hạn chế trong nghiệp vụ cho vay:
+ Vấn đề lãi suất ưu đãi: Mức lãi suất cho vay chưa thực sự là ưu đãi.
Các khoản vay vốn lãi suất ưu đãi từ quỹ bảo vệ môi trường thực sự là nguồn khuyến khích, động viên của chính phủ đối với các doanh nghiệp, làm giảm bớt gánh nặng trả lãi vay - tức giảm chi phí sản xuất - cho doanh nghiệp nhưng với lãi suất cho vay 5,4% năm chưa phải là động lực để doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư bảo vệ môi trường. Nhất là trong 3 năm nay, kể từ 2008 những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế càng hạn chế sự tham gia đầu tư bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng miền. Điều này gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của Quỹ đặc biệt khu vực làng nghề.
Mặt khác, hiện nay lãi suất cho vay từ Quỹ được áp dụng một mức chung cho tất cả các đối tượng vay vốn bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế đối tượng dự án bảo vệ môi trường hết sức đa dạng và khác biệt nhiều về điều kiện đầu tư, cũng như lợi ích. Ví dụ, Đối với dự án áp dụng công nghệ sạch, chi phí sản xuất lớn hơn các dự án cùng loại nhưng áp dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến không hấp dẫn các nhà đầu tư cho công nghệ sạch. Đối với dự án sản xuất sạch (xây dựng khu xử lý chất thải sản xuất) sẽ có chi phí lớn hơn dự án không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Như vậy, việc áp dụng chung một mức lãi suất ưu đãi chưa tạo điều
kiện tốt nhất cho từng đối tượng dự án bảo vệ môi trường.
Quy định lãi suất vay vốn cố định trong suốt thời hạn vay có ưu điểm giữ ổn định, giúp cho cả bên cho vay và bên vay vốn dễ theo dõi, quản lý. Điểm hạn chế là dự án đầu tư bảo vệ môi trường thường có thời gian hoạt động dài, hầu hết các khoản Quỹ cho vay có thời hạn 5 - 7 năm và có thể dài hơn. Như vậy, trong trường hợp thị trường tài chính có sự biến chuyển nhiều năm sau theo hướng lãi suất giảm dần, có thể chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại do lãi suất từ ưu đãi trở thành lãi suất thương mại. Đây cũng là yếu tố chủ đầu tư sẽ cân nhắc khi vay vốn từ Quỹ.
Do đó, quy định về lãi suất cần có sự linh hoạt hơn cho từng lĩnh vực cho vay, linh hoạt theo thời gian và biến động của thị trường tài chính.
+ Vấn đề thời hạn cho vay: Hiện nay, thời gian Quỹ cho vay tối đa là 10 năm. Thông thường các dự án bảo vệ môi trường có thời gian hoàn vốn dài và không có hoặc rất ít lợi nhuận. Để khuyến khích đầu tư bảo vệ môi trường, cần quy định thời hạn cho vay dài hơn, tránh áp lực trả nợ vay trong khi chủ đầu tư chưa kịp hoàn vốn.
+ Vấn đề rủi ro tín dụng: Hiện Quỹ chưa có nợ xấu, chưa phải sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro nhưng đầu tư cho môi trường là một loại hình đầu tư không mang lại lợi nhuận kinh tế trực tiếp và chứa đựng nhiều rủi ro. Bởi vậy, song song với việc mở rộng tín dụng, Quỹ cần hết sức quan tâm tới công tác phòng tránh rủi ro thông qua các công tác nghiệp vụ, chuyên môn. Đồng thời, cần sớm có hoạt động đánh giá khả năng trả nợ thông qua phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của các đối tượng vay vốn, và sớm có quy định cụ thể về việc hướng dẫn phân loại nợ đối với Quỹ.
+ Vấn đề đánh giá hiệu quả hiệu quả về tác động tích cực đối với môi trường của các dự án vay vốn từ VEPF qua qua trình hoạt động.
Hiện VEPF chưa có hoạt động nào như vậy. Bên cạnh việc bảo toàn vốn cho vay, hiệu quả về tác động bảo vệ môi trường của hoạt động cho vay ưu đãi đặc biệt quan trong, nó thể hiện mục đích cho vay vốn với lãi suất ưu đãi của Nhà nước.
Chưa có báo cáo nào của VEPF về việc chủ đầu tư có sử dụng vốn đũng mục đích hay không và dự án hoạt động ra sao. Thực tế cho thấy có nhiều dự án vay vốn của VEPF để xây dựng khu xử lý chất thải sản xuất để đối phó với pháp luật nhưng không vận hành vì sợ tăng chi phí sản xuất, hiệu quả về bảo vệ môi trường là bằng không. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn đối với Quỹ vì đánh giá tác động môi trường sau đầu tư về mặt chuyên môn Quỹ không đủ khả năng chuyên môn.
b) Với hoạt động hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư.
- Những hạn chế trong nghiệp vụ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
+ Thời gian vay vốn tín dụng của các dự án bảo vệ môi trường thường dài hạn (từ trên 5 năm) và trả nợ theo giai đoạn, do đó nếu điều kiện được Quỹ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các dự án vay vốn của các tổ chức tín dụng khác là "đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay cho các tổ chức tín dụng" thì sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư vì tính từ khi dự án bắt đầu vay vốn để thực hiện (là lúc dự án khó khăn nhất về vốn) đến khi được hỗ trợ ít nhất là sâu 5 năm. Việc này làm giảm tính động viên khuyến khích của chính sách này.
+ Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường đang tìm hiểu hoặc đã đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phần lớn là dự án quy mô nhỏ, chủ đầu tư mới tiếp cận với Quỹ và lập hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất lần đầu nên tiến độ lập và hoàn thiện hồ sơ chậm. Phần lớn hồ sơ gửi lên Quỹ không đáp ứng được quy định.
+ Điều lệ và Quy chế hoạt động nghiệp vụ Quỹ quy định điều kiện để được hỗ trợ lãi suất: “… dự án chưa được vay vốn hoặc tài trợ bằng nguồn vốn hoạt động từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam”7. Như vậy, trường hợp dự án bảo vệ môi trường vay vốn cả từ Quỹ và tổ chức tín dụng khác thì phần vốn vay từ tổ chức tín dụng khác sẽ không được hỗ trợ lãi suất vay. Như thế tạo ra sự "đối xử" thiếu công bằng đối với các chủ đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường"
c) Những hạn chế trong nghiệp vụ hỗ trợ CDM:
Việc hỗ trợ giá cho các sản phẩm CDM là một hoạt động mới, nghiệp vụ còn gặp nhiều vướng mắc, các sản phẩm CDM hầu hết là sản phẩm mới. Ví dụ như trong trường hợp sản phẩm điện gió, việc xác định các tiêu chí để từ đó xã định mức
7 Mục 3 điều 23 Quyết định số 24/QĐ-HĐQL ngày 12/01/2004 của hội đồng quảnlý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ban hành quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay của VEPF