- Vốn điều lệ:
Theo Quyết định 82/2002/QD9-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điếu lệ của Quỹ là 200tỷ đồng, được cấp đủ vào cuối năm 2004. Theo Quyết định 35/2008/QD9-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 500 tỷ đồng, được cấp đủ trong năm 2010.
- Vốn bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước:
Về vốn bổ sung hàng năm theo quy định tại Quyết định 35/2008/QĐ-TTg có một số điểm chưa phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước hoặc không được hướng dẫn nên chưa thực hiện được hoặc gặp vướng mắc. Chi tiết cụ thể như sau:
Tại Điều 6 trong QĐ số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” đã quy định các nguồn vốn của Quỹ, trong đó Trích 50% tiền thu phí bảo vệ môi đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản và các loại phí bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật, và thực tế, từ năm 2008 đến 5/2010, ngân sách đã điều tiết cho Quỹ số tiền 240,24 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Nghị định 174/2009/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP thì các nguồn thu này đều giữ lại 100% tại địa phương không điều tiết về ngân sách Trung ương nên kể từ năm 2010 sẽ không có nguồn bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Theo quy định, các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường được thu vào ngân sách nhà nước và chuyển về Quỹ theo yêu cầu. Tuy nhiên, .Hiện tại vẫn còn chưa có những quy định cụ thể liên quan tới việc xác định khoản thu đền bù thiệt hại về môi trường vào Ngân sách Nhà nước và từ Ngân sách Nhà nước chuyển cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Điều này liên quan trước hết tới việc quy định bóc tách khoản thu này thành một khoản thu riềng trong danh mục thu Ngân sách
Nhà nước. Trước mắt, một khi chưa có những quy định tài chính cụ thể hóa đối với khoản thu thiệt hại về môi trường vào Ngân sách Nhà nước để chuyển cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam thì nguồn vốn này cho Quỹ vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa.
Tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường cũng chỉ là một phần nhỏ được nộp về ngân sách Trung ương và không được điều tiết cho Quỹ.
Nguồn vốn ODA dành cho môi trường chưa được Nhà nước giao.
Cũng trong QĐ số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” đã quy định trích 10% kinh phí danh cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hàng năm; Thực tế nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường chưa được cấp phát bổ sung cho Quỹ do chưa có hướng dẫn chi tiết.
- Vốn bổ sung khác:
+ Lệ phí bán/chuyển CERs: được thu trên cơ sở kết quả thực hiện các dự án CDM tại Việt Nam và CERs được trao đổi trên thị trường. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có nhiều tiềm năng về CDM. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình đầu tư triển khai các dự án CDM ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và đến nay mới chỉ có 4 dự án CDM được cấp CERs, trong đó đáng kể nhất là dự án “Thu hồi khí đồng hành mỏ Rạng Đông” có quy mô lớn với mức CERs được cấp cho toàn dự án là 6,6 triệu CERs. Ba dự án còn lại đều là dự án thủy điện nhỏ với tổng mức CERs được cấp là 24.698 CERs. Lệ phí đã thu: 35,53 tỷ đồng.
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: mức độ thu hút rất thấp, chủ yếu là thông qua các dự án nhỏ do Quỹ đề xuất trên cơ sở các hoạt động hiện có của Quỹ hỗ trợ cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch hơn, hoặc tài trợ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường
Nhìn vào hình 2.6 ta thấy nguồn vốn của VEPF tăng dần qua các năm và tăng rất nhanh vào các năm 2009 và 2010, nguyên nhân chủ yếu là do vốn điều lệ được cấp tăng và nguồn vốn thu được do thu lệ phí bán CERs. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp so với nhu cầu hỗ trợ vốn từ các dự án đề xuất được phân tích dưới đây.
Về nhu cầu về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Việc xác định nhu cầu về vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu mà quỹ này phải đảm nhiệm. Đối tượng được hỗ trợ tài chính của Quỹ là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng, hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc các lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Với mục tiêu và nhiệm vụ như vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chắc chắn cần tới một nguồn vốn lớn và ngày càng lớn để hỗ trợ, tài trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động cũng như các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có xu thế ngày một rộng lớn hơn, phức tạp hơn cùng với đà tăng trưởng cao của nền kinh tế đất nước cũng như trong khu vực.
- Nhu cầu vốn cho hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi.
Một nhu cầu vốn lớn, quan trọng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là phục vụ hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi. Trong quá trình phát triển của mình, hoạt động cho vay sẽ phải trở thành hoạt động chủ yếu, không chỉ bởi vì tính chất của một quỹ tài chính quốc gia mà điều quan trọng hơn là bởi vì đây là chỗ dựa chủ yếu cho vịệc bảo toàn và phát triển vốn của Quỹ.
Có 2 nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng nhu cầu về vốn đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Một là, nhu cầu đầu tư lớn cho bảo vệ môi trường của các đối tượng cho vay (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Nhu cầu đầu tư mới, đầu tư cải tạo, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng với những yêu cầu ngày càng nghiêm khắc đối với bảo vệ môi trường chắc chắn sẽ làm cho nhu cầu vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ ngày càng tăng.
Hai là, lãi suất vay ưu đãi của Quỹ tạo sự hấp dẫn lớn đối với các đối tượng vay. Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì mức lãi suất cho vay của Quỹ là không vượt quá 50% lãi suất
vay từ ngân hàng thương mại. Đây thực sự sẽ thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp nếu như so sánh với mức lãi suất của các tổ chức tài chính khác.
Việc ước tính nhu cầu vốn cho hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi của VEPF từ phía đối tượng vay dựa trên những cơ sở sau:
+ Ước tính vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 của toàn xã hội ở nước ta thì vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và của tư nhân và dân cư (c+d) trong các năm 2000, 2005, 2010 chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư xã hội, với con số năm 2000 là 57.231 tỷ đồng. năm 2005 là 168.126 tỷ đồng, năm 2010 là 358.199 tỷ đồng. Dự tính trung bình vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và của tư nhân và dân cư các năm kế tiếp vào khoảng 400 ngàn tỷ mỗi năm.
Bảng 2.1: Vốn đầu tư xã hội thực hiện 2000- 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2010
Tổng vốn đầu tư trong nước 151.183 34.3135 83.0278
a. Vốn Ngân sách 39.006 87.932 14.1709
b. Vốn tín dụng đầu tư NN 27.774 35.975 11.5864
c. Vốn doanh nghiệp NN 22.637 37.728 58.712
d. Vốn tư nhân và dân cư 34.594 13.0398 29.9487
e. Vốn đầu tư nước ngoài 27.172 51.102 21.4506
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, ước tính khoảng 20- 25% trong tổng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được dành cho mục tiêu bảo vệ môi truờng. Ở nước ta, không có số liệu thống kê về tỷ lệ này, nhưng theo ý kiến chuyên gia và của các nhà quản lý môi trường thì tỷ lệ này còn rất ít, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn lẩn tránh chi cho mục tiêu bảo vệ môi trường. Mong muốn hướng tới trong điều kiện cụ thể của nước ta trong một số năm tới của các nhà quản lý môi trường và hoạch định chính sách về môi trường nhằm vào tỷ lệ 4-5% tổng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước. Như vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (nhà nước và khu vực
tư nhân) các năm tới mong muốn vào khoảng 16 đến 20 ngàn tỷ đồng.
Với mức lãi suất cho vay rất hấp dẫn của VEPF cùng với các quy định và thực thi các quy định về bảo vệ môi trường, nếu như đảm bảo được tỷ lệ trên, trong đó khoảng 50% nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường của các DN và dân cư hướng vào vay VEPF thì có thể ước tính nhu cầu vay này vào khoảng xấp xỉ 10 ngàn tỷ.
- Nhu cầu vốn cho hoạt động hỗ trợ lãi suất vay vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác.
Theo quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì "..tổng số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn trong năm không vượt quá 20% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ"9 và việc hỗ trợ này chỉ được áp dụng đối với các dự án bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc các lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Như vậy, đối với các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Quốc gia, nhu cầu về vốn trong một số năm trước mắt là không nhiều, ước tính con số hỗ trợ lãi suất vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (mang tính chất định hướng) là dưới 10 tỷ đồng.
Trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn, có thể tính tới các dự án về bảo vệ môi trường có yếu tố vốn nước ngoài (tài trợ, hỗ trợ cho vay,…) thuộc loại đối tượng hỗ trợ lãi suất vay của Quỹ. Khi đó nhu cầu về sự hỗ trợ lãi suất vay đối với Quỹ sẽ tăng lên nhiều nữa.
+ Nhu cầu vốn cho hoạt động tài trợ và đồng tài trợ.
Theo quy định, Quỹ Bảo vệ Môi trường Quốc gia đã tài trợ cho những hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần thiết, đột xuất, mới phát sinh, có ý nghĩa quan trọng và không nằm trong kế hoạch của các bộ/ngành và địa phương, với điều kiện đối tượng đề nghị tài trợ có vốn đối ứng ít nhất là 50%. Và cũng như đối với việc hỗ trợ lãi suất vay vốn , hoạt động tài trợ này được giới hạn tối đa 50% vốn bổ sung hàng năm. Như vậy, có thể nhận định rằng, trong một số năm trước mắt nhu cầu vốn cho hoạt động này của Quỹ là không nhiều.
Tổng hợp lại, nhu cầu ước tính sơ bộ về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường