Báo cáo của VEPF ngày 28/06/2011 gửi Bộ tài chính Về việc đánh giá các hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam từ năm 2003 đến tháng 6/

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 73)

đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Căn cứ vào đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Các thành viên Hội đồng quản lý hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.

Giám đốc Quỹ trước kia do một Lãnh đạo Cục Môi trường kiêm nhiệm, nay đã có Giám đốc chuyên trách do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm trên cơ sở đó đề xuất của Hội đồng quản lý Quỹ, nhưng quyền hạn còn nhiều hạn chế. Sự kiêm nhiệm đối với các chức danh quản lý chủ chốt của Quỹ chắc chắn sẽ đặt ra những vấn đề không chỉ về thời gian làm việc mà những người quản lý ấy dành cho Quỹ mà còn cả sự đầu tư suy nghĩ của họ về hoạt động hiệu quả hoạt động của Quỹ.

Sự hạn chế về nhân lực và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên VEPF. VEPF là một quỹ quốc gia. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ được quy định là khá rộng. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và tinh thông nghiệp vụ.

Trong bối cảnh biên chế, định biên chặt chẽ hiện nay và ít ra trong một số năm trước mắt (đến năm 2015) có thể nhìn thấy trước rằng đòi hỏi nêu trên về nhân lực cho Quỹ là khó có thể đáp ứng được đầy đủ. Và đây sẽ trở thành mộ hạn chế không nhỏ đối với việc huy động vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Đối với một quỹ vừa mới thành lập, thực sự bắt đầu hoạt động chỉ được 5 năm trở lại đây, quả là khó khăn khi tiên liệu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Quỹ. Do vậy, chắc chắn sự tiên liệu nói trên không phải là đầy đủ và thấu đáo. Tuy vậy, những thuận lợi và khó khăn nêu trên cũng cho thấy rẵng Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang có những thời cơ to lớn cũng như những thách thức không nhỏ. Nhưng điều có thể tin tưởng chắc chắn là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, đảm nhận được tốt, vững vàng sứ mệnh mà nó được giao phó. Thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động của loại Quỹ Bảo

vệ môi trường Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ như vậy.

2.3.2.4. Hoạt động tuyên truyền

Về chính sách hỗ trợ tài chính của VEPF chưa thực sự được đẩy mạnh nên nhiều doanh nghiệp không nắm hết thông tin để tiếp cận với VEPF

Thời gian qua, việc tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của Quỹ từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp thuộc đối tượng và có nhu cầu hỗ trợ còn nhiều tồn tại và bất cập.

Quỹ đã có kế hoạch mở các lớp hướng dẫn, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ tại các địa phương, mời đại diện các doanh nghiệp đến tham gia nhưng thực tế chưa triển khai được do còn nhiều hạn chế về nguồn lực, điều kiện, khả năng tổ chức… Các tập sách hướng dẫn, tuyên truyền Quỹ đã gửi các địa phương thông qua Sở Tài nguyên môi trường chưa hẫp dẫn, không đồng bộ và các hướng dẫn này không được quan tâm, theo dõi đúng mức từ Trung ương và chính quyền địa phương nên hầu như không đến được tay các doanh nghiệp. Mặc dù đã xây dựng trang Web và có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của Quỹ đến các cơ quan trung ương, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp thuộc đối tượng và có nhu cầu hỗ trợ vốn nhưng thực tế việc tuyên truyền, phổ biến đó chưa thực sự hiệu quả.

Tóm lại, việc nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan các hoạt động của Quỹ và cơ chế cho vay vốn của các Quỹ môi trường Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết, từ đó đưa ra những giải pháp, bước đi phù hợp, xây dựng được cơ chế cho vay vốn hợp lý, có khả năng áp dụng tốt, đảm bảo huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả, nâng cao vai trò và vị thế của Quỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ môi trường.

2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Từ nghiên cứu thực tế hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, tuy có những nỗ lực trong hoạt động của mình nhưng Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đến nay mới chỉ cho vay được 95 dự án với tổng số tiền đã giải ngân là 531 tỷ đồng.

Nếu so với phạm vi hoat động của VEPF là trên toàn quốc thì đây quả thực là con số nhỏ nhoi. Nếu so với số vốn VEPF đang quản lý là trên 750 tỷ đồng thì số giải ngân mới chỉ bằng 2/3 số vốn hoạt động. Như vậy, ta có thể rút ra từ thành công và hạn chế bài học sau đây.

- Thứ nhất: Về phía các doanh nghiệp chưa nhận thấy hết trách nhiệm công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do vậy chưa mặn mà với các khoản hỗ trợ từ VEPF . Đây là một vấn đề thực tế mà VEPF cần phản ánh với Chính phủ có biện pháp quyết liệt, làm rõ đối với các doanh nghiệp rằng đầu tư bảo vệ môi trường là việc làm bắt buộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, về cơ chế hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Phải làm cho doanh nghiệp thấy rõ đầu tư bảo vệ môi trường có thể mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội, lợi nhuận cho doanh nghiệp hấp dẫn không kém các lĩnh vực đầu tư khác. Như vậy vấn đề hạ lãi xuất cho vay thấp hơn nữa cần đặt ra.

- Thứ ba, về cơ chế và thủ tục hỗ trợ tài chính cần thay đổi sao cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn hỗ trọ này ít gặp phiền hà, ít tốn kém thời gian,

- Thứ tư, VEPF có thể giói thiệu nguồn cung cấp công nghệ thiết bị sản suất sạch cho doanh nghiệp. Với các việc làm như vậy, chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường mới phát huy hiệu quả.

- Thứ năm, hiện tại các doanh nghiệp rất thiếu vốn, mặt khác vốn vay từ ngân hàng thương mại cho sản xuất kinh doanh của mình phải chịu lãi xuất vay rất cao. Điều này cảnh báo nguồn vốn vay từ VEPF với lãi xuất ưu đãi rất có thể bị các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, Do vậy trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp, VEPF không chỉ coi trọng công tác thẩm định dự án trước khi giải ngân mà còn phải đấy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng vốn vay.

- Thứ sáu, ở đây ta nhận thấy nên chăng đối tượng tài trợ không chỉ cho các doanh nghiệp, mà còn dành một phần đáng kể để tài trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhất là cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành môi trường.

- Thứ bảy, cần lựa chọn đúng các ưu tiên trong hoạt động bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc định hướng và khuyến khích đầu tư tài chính cho lĩnh

vực này; nên tính các chỉ số và xếp theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án cho vay. Ví dụ các dự án sử dụng công nghệ sạch tiên phong (như sản xuất điện gió, sản xuất pin năng lượng mặt trời) hoặc các doanh nghiệp xây dựng khu xử lý chất thải sản xuất thì cần được ưu tiên hơn. Còn các doanh nghiệp xây dựng dự án sản xuất sạch với công nghệ đã phổ biến và bản thân công nghệ này cũng mang lọi ích kinh tế cho doanh nghiệp hơn công nghệ cũ thì thứ tự ưu tiên phải thấp hơn.

Thứ tám, VEPF cần xây dựng đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp hơn, nắm rõ xây dựng cơ bản, văn bản pháp luật nhà nước, tổ chức cuộc gặp gỡ huấn luyện khách hàng thông tin và kỹ năng cần thiết để vay vốn, thực hiện thẩm định dự án nhanh hơn. Kinh nghiệm ở Quỹ môi trường Hàn Quốc, Quỹ này dựa hoàn toàn công tác thẩm định dự án bảo vệ môi trường cho một ngân hàng thương mại và chia xẻ lãi cho vay với ngân hàng đó. Ở VEPF không làm như vậy nên việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên viên là rất cần thiết. Có thể nên có tổ chức tư vấn tham vấn.

- Thứ chín, ý thức bảo vệ môi trường là rất quan trọng. cho nên công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng, của các doanh nghiệp cần thiết là một trong những hoạt động của VEPF.

- Thứ mười, khuyến khích động viên các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ hỗ trợ tài chính, VEPF cần tổ chức giải thưởng môi trường giành cho các doanh nghiệp nhận hỗ trợ tài chính ở VEPF và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trưòng. Thông qua hình thức này và các chương trình tuyên truyền khác sẽ là cơ hội cho VEPF quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của mình.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w