Sự cần thiết của việc hỗtrợ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch và thực hiện các dự án xử lý

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 28)

VỀ HOẠT ĐỘNG HỖTRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1.1.3.Sự cần thiết của việc hỗtrợ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch và thực hiện các dự án xử lý

tư ứng dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch và thực hiện các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường

Thực tế cho thấy, nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường chính là chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, các làng nghề, tức là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, áp dụng vào sản xuất nhằm sản xuất sạch hơn, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người. Nói cách khác, việc tăng cường ứng dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch trong sản xuất của doanh nghiệp là biện pháp cực kỳ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Các

dự án được các doanh nghiệp xây dựng nhằm áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch và các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính là các dự án bảo vệ môi trường.

Với ý thức tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường đã được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, và nhìn chung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều ít nhiều có những khoản chi này, nhưng ở mức độ rất khác nhau và đến nay cũng không thể thông kê được số liệu này. Các khoản chi tương đối phổ biến của doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường bao gồm:

- Đầu tư cho việc bảo đảm tuân thủ các quy định pháp lý (các tiêu chuẩn) về chất lượng môi trường trong nội bộ và xung quanh khu vực doanh nghiệp, chống ô nhiễm (nước, không khí, chất thải rắn, tiếng ồn,…)

- Đầu tư cho cải tiến công nghệ, lắp đặt các thiết bị giảm bớt ô nhiễm, xử lý chất thải.

- Đầu tư khắc phục sự cố môi trường.

- Đầu tư cho việc trồng cây xanh, thực hiện các hoạt động làm xanh, sạch, đẹp trong phạm vi đối với và tại địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, hoạt động.

- Đầu tư cho việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhưng một vấn đề thực tế xảy ra ở nước ta hiện nay là việc tuân thủ quy định pháp lý về bảo vệ môi trường đứng trước các khó khăn về vốn đầu tư cũng như đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn đối với các tổ chức kinh tế, cũng có nghĩa các tổ chức kinh tế có ý thức cao trong bảo vệ môi trường sẽ khó khăn hơn trong môi trường cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, đầu tư bảo vệ môi trường là những khoản đầu tư làm tăng chi phí cho doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp buộc phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp theo luật định) hoặc không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp (các dự án áp dụng cộng nghệ sạch hay các dự án xử lý thất thải công nghiệp

và sinh hoạt).

Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải có sự hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 28)