Kiến nghị với Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 97 - 100)

13 Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hảnh theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/

3.4.2. Kiến nghị với Bộ, ngành liên quan

- Kiến nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thay thế Thông tư 93/2003/TT- BTC ngày 06/10/2003 của Bộ Tài chính. để khắc phục những tồn tại về quản lý tài chính của Quỹ.

- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Tài Chính có quy định thống nhất về cơ chế phối hợp hoạt động giữa Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các quỹ bảo vệ môi trường địa phương nhằm tối ưu hóa hiệu quả và nguồn vốn hoạt động của các quỹ.

- Kiến nghị với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ làm cơ sở

thẩm định các dự án được nhà nước hỗ trợ đầu tư.

Chỉ đạo kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng.

Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giải quyết hậu quả đối với dự án bị đình chỉ hoặc không trả nợ vay được thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững đang là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Điều đó cho thấy, phát triển kinh tế - xã hội cần phải gắn chặt với bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghiên cứu đề tài “Hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam”, học viên đã hoàn thành những mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:

1- Làm rõ cơ sở lý luận về hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luận văn đã khẳng định sự cần thiết phải hỗ trợ tài chính và làm rõ nội dung của hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, luận văn cũng làm rõ kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp của Quỹ môi trường ở một số nước trên thế giới.

2- Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam từ năm 2004 đến nay. Từ đó, luận văn đã chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế cùng những nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm là cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ với công tác hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong nỗ lực bảo vệ môi trường ở nước ta.

3- Làm rõ mục tiêu, phương hướng về bảo vệ môi trường ở nước ta đến năm 2020. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hướng tới phát triển bền vững, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án bảo vệ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Để tăng tính khả thí của các giải pháp trên, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ và các bộ, ngành liên quan về những vấn đề cần được giải quyết nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững

trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 97 - 100)