Hoàn thiện cơ chế cho vay vốn với lãi suất ưu đãi của VEPF

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 83 - 88)

13 Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hảnh theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/

3.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế cho vay vốn với lãi suất ưu đãi của VEPF

a. Lựa chọn đúng đối tượng cho vay vốn:

Nhu cầu về vay vốn với lãi suất ưu đãi của các dự án bảo vệ môi trường hiện nay là rất lớn. Trong thời gian trước mắt Quỹ khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu này trên phạm vi cả nước. Do vậy lựa chọn đối tượng hỗ trợ tài chính để đạt hiệu quả cao nhất cho công tác Bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Các đối tượng đó là:

- Các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án hoặc phương án để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó: tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường có phạm vi ảnh hưởng lớn như: Các dự án bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tập trung, làng nghề. Nếu là dự án bảo vệ môi trường được xây dựng tại một địa điểm riêng rẽ thì phải là dự án có quy mô lớn, áp dụng công nghệ sạch tiên tiết, điển hình như: nhà máy chế biến rác thải, nước thải của cả một vùng, một thị xã, thành phố. Các dự án đầu tư xây dựng theo Cơ chế phát triển sạch (CDM) như dự án điện phong, Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng và

tiết kiệm năng lượng.

Đối tượng không cho vay vốn bao gồm: Các doanh nghiệp không nghiêm túc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một số dự án bảo vệ môi trường không có tính thực tế, khó thực hiện, tính hiệu quả thấp hoặc không bám sát quy trình bảo vệ môi trường (hay mục đích vay không gắn với mục đích bảo vệ môi trường).

b. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, VEPF cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ theo hướng thông thoáng, gọn nhẹ, chủ động xử lý, phối hợp với các cơ quan chức năng. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, VEPF cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Vì dự án thuộc lĩnh vực được hỗ trợ tài chính là dự án gắn với bảo vệ môi trường nên công tác thẩm định dự án cần đặc biệt chú trọng đến đánh giá hiệu quả về tác động tích cực đến môi trường bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

- Công tác thẩm định dự án môi trường còn phải đánh giá được công nghệ xử lý môi trường của dự án. Đây là công việc tương đối khó khăn đối với một Quỹ tài chính còn non trẻ, nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường lại ít. Hơn nữa, đối với các dự án môi trường thì thời gian thực hiện dự án rất dài, có dự án kéo dài đến vài chục năm, nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường cũng như hiệu quả xã hội của dự án là rất khó. Quỹ cần có cơ chế làm việc kết hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường.

d. Hình thức hỗ trợ tài chính phải phù hợp với từng đối tượng + Đối với làng nghề

- Người dân làng nghề thường có thu nhập thấp, trình độ văn hóa thấp, các sản phẩm thường thủ công, thô sơ và thường để lại ảnh hưởng xấu cho môi trường, nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho họ hơn là cho vay với lãi suất ưu đãi, cho dù cho vay với lãi suất thấp họ cũng không dám vay vì họ không biết cách và ngại làm các thủ tục vay vốn cần thiết.

- Đối với làng nghề, tài trợ công nghệ sạch là rất quan trọng để phát triển công nghệ. Một trong những hoạt động của Quỹ vừa qua là cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với làng nghề gốm sứ Bát Tràng để đầu tư thiết bị công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Hoạt động này phổ biến rộng rãi tới các làng nghề khác.

+ Đối với doanh nghiệp và các khu công nghiệp

- Hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi là chủ yếu vì thông thường các dự án áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch thường có quy mô vốn lớn, với hình thức cho vay với lãi xuất ưu đãi, dự án được hỗ trợ về 2 mặt, một là khắc phục việc thiếu vốn, hai là: giảm chi phí sản xuất vì lãi xuất vay thấp. Quỹ cần đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ tài chính của mình và hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư và công nghệ phù hợp để họ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Đi đôi với công tác kiến nghị các cơ quan chức năng thực hiện chế độ phạt thật nặng đối với với những doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường mà Quỹ phát hiện được trong quá trình hoạt động của mình.

- Bên cạnh đó Quỹ cũng cần đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ lãi xuất vốn vay cho các đối tượng này. Các dự án bảo vệ môi trường đã và đang hoạt động có hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thương mại thực sự là dự án đang tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và đang có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy các dự án này thực sự là đối tượng cần được khuyến khích, hỗ trợ về tài chính từ Quỹ. Hiện nay, trong các hoạt động sử dụng vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, chủ yếu là cho vay với lãi suất ưu đãi, chiếm tới gần 98% tổng số vốn hỗ trợ các dự án, các hoạt động khác như tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ lãi suất khi vay vốn tín dụng thương mại không đáng kể. Vì vậy, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cần nâng cao tỷ trọng hai hoạt động này.

e. Về nguyên tắc và điều kiện vay vốn

Quỹ cho vay trên cơ sở có tài sản bảo đảm bằng các hình thức cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm hoặc các tài sản khác. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên đối với các dự án bảo vệ môi trường, cần có quy định linh hoạt về tài sản đảm bảo tiền vay cho các đối tượng đặc biệt này. Thực tế tài sản hình thành từ vốn vay có thể dùng làm tài sản thế chấp của một dự án nhỏ hơn tổng đầu tư của dự án rất nhiều (vì trong dự án bảo vệ môi trường có nhiều hạng mục gắn chặt với hạ tầng không đủ điều kiện làm tài sản thế chấp) và chưa đủ về mặt giá trị để thế chấp vốn vay, nên chủ đầu tư phải dùng thêm một số tài sản khác không liên quan tới dự án để làm tài sản thế chấp. Vì vậy cần có quy định linh hoạt về tài sản đảm bảo tiền vay cho các đối tượng đặc biệt này.

- Bảo lãnh của bên thứ ba, thường là bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. Với hình thức này vệc đảm bảo an toàn cho vốn vay của Quỹ là cao nhất, đồng thời, nhờ nghiệp vụ chuyên môn cao của các Ngân hàng thương mại, thời gian thẩm định dự án sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên Quỹ phải tính toán lại lãi suất cho vay ưu đãi để đảm bảo quyền lợi của cả chủ dự án và phía Ngân hàng.

g. Về lãi suất cho vay ưu đãi, lãi suất quá hạn

- Lãi suất: hiện nay lãi suất cho vay từ Quỹ được áp dụng một mức chung cho tất cả các đối tượng vay vốn bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế đối tượng dự án bảo vệ môi trường hết sức đa dạng và khác biệt nhiều về điều kiện đầu tư, cũng như lợi ích. Việc áp dụng chung một mức lãi suất ưu đãi chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các đối tượng dự án bảo vệ môi trường. Hơn nữa, lãi suất ưu đãi đang thực hiện được quy định không vượt quá 50% lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là cao, không thể hiện tính khuyến khích các dự án bảo vệ môi trường. Vì vậy trong thời gian tới lãi suất cho vay có thể giao động từ 2-4%. Tùy theo từng tính chất của dự án và thời hạn vay. VEPF sẽ căn cứ vào:

- Tính chất của dự án (Thuộc dự án ưu tiên/ làng nghề/ cá thể/Doanh nghiệp nhà nước/ khu công nghiệp)

- Thời gian vay

- Tình hình lãi suất của các ngân hàng - Biến động kinh tế xã hội

Riêng với lãi suất quá hạn thì phải ở mức cao hơn (có thể tương đương lãi suất vay trung bình của các ngân hàng thương mại).

h. Căn cứ xác định thời hạn và thể loại cho vay

- Thời hạn cho vay: Hiện nay, thời gian Quỹ cho vay tối đa là 10 năm. Thông thường các dự án bảo vệ môi trường có thời gian hoàn vốn dài và không có hoặc rất ít lợi nhuận. Để khuyến khích đầu tư bảo vệ môi trường, cần quy định thời hạn cho vay dài hơn, tránh áp lực trả nợ vay trong khi chủ đầu tư chưa kịp hoàn vốn.

Thời hạn vay có thể từ 3 tháng đến 15 năm tùy thuộc vào tính chất của dự án. - Đối với các dự án làng nghề hoặc các dựa án thu gom rác thải của các cá nhân: thời hạn vay từ 3 tháng đến 5 năm.

- Đối với các dự án xây dựng, thuộc các khu công nghiệp hoặc các dư án ưu tiên, thời hạn có thể dài hơn.

i. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các dự án sau khi vay vốn.

Các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động sau khi vay vốn là đặc biệt quan trọng đối với các dự án bảo vệ môi trường. Nhất là đối với ác dự án xử lý chất thải (chất thải rắn và nước thải) sản xuất. Cùng với việc kiểm tra khả năng đảm bảo trả nợ gốc và lãi của chủ đầu tư. Quỹ cần tăng cường kiểm tra dự án vay vốn theo các tiêu chí:

- Sử dụng vốn đúng mục đích. Có thể chủ đầu tư lợi dụng lãi suất ưu đãi dùng tiền vay vào mục đích khác.

- Dự án hoat động hiệu quả hay không trên giác độ bảo vệ môi trường. Có thể chủ đầu tư xây dựng dự án xử lý chất thải sau sản xuất để đối phó với cơ quan chức năng xong không vận hành vì sợ tăng chi phí sản xuất.

Kiểm tra thường xuyên hoạt động các dự án vay vốn ưu đãi để luôn phát hiện những sai phạm trên nhằm uốn nắn, ngăn chặn kịp thời đảm bảo cho vốn cho vay

phát huy hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu hoạt động hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam đối với các doanh nghiệp. thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w