Hoàn thiện bộ máy thẩm định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 107)

Theo chỉ đạo chung của NHNo & PTNT VN, tại Sở Giao dịch cũng đã thành lập Phòng Thẩm định với ý tưởng ban đầu là nơi thẩm định lại những dự án vay mới, những khoản cấp tín dụng lớn, như vậy đòi hỏi phải có những CBTD/TĐ có kinh nghiệm, có trình độ và kiến thức. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể thống nhất từ NHNo & PTNT VN nên mỗi chi nhánh áp dụng mỗi khác, đồng thời do thời gian cấp bách nên việc thành lập Phòng Thẩm định cũng không tránh khỏi sự vội vàng và chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nhân sự cũng như quy trình, phân công phân nhiệm. Vì vậy ngoài việc bổ sung nhân sự cũng như đào tạo nâng cao trình độ đối với CBTD/TĐ như trên đã đề cập thì Sở Giao dịch còn phải nghiên cứu hoàn thiện bộ máy thẩm định với những nội dung sau:

 Tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng trong công việc: hình thành những nhóm cán bộ theo dõi, phụ trách, quản lý đối với những doanh nghiệp cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện cho cán bộ tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực đó để từng bước chuyên môn quá công tác thẩm định theo ngành nghề, lĩnh vực. Việc phân công phân nhiệm này cần được thực hiện cả 2 Phòng Tín dụng và Phòng Thẩm định.

 Phát hành, bổ sung văn bản quy định cụ thể nội dung công việc, quyền hạn, trách nhiệm của CBTD/TĐ và lãnh đạo hai phòng.

 Trong quy trình ISO đối với nghiệp vụ của Phòng Thẩm định cần nêu rõ quy trình thẩm định, những nội dung cần thẩm định. Không để tình trạng sao chép trong báo cáo thẩm định của Phòng Thẩm định và Phòng Tín dụng đối với cùng 1 khoản cho vay. Công tác thẩm định của hai phòng phải được thực hiện độc lập, khách

quan và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của Phòng Thẩm định trong công tác tín dụng.

 Ngoài ra, căn cứ vào tính chất phức tạp của từng dự án và trình độ, năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc thẩm định dự án cho phù hợp. Tránh trường hợp CBTD/TĐ được giao trách nhiệm thẩm định các dự án quá khả năng và khi đố tiềm ẩn rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng. Sở Giao dịch cũng cần phân công lại CBTD/TĐ theo từng chuyên đề và nhóm khách hàng để tránh tình trạng quá tải đối với một CBTD/TĐ nào đó.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 106 - 107)