Cũng giống như thẩm định các dự án đầu tư khác, chất lượng thẩm định dự án cho vay ĐTT cũng được phản ánh qua các chỉ tiêu như sau:
1.1.4.1 Thời gian thẩm định
Ngân hàng phải đảm bảo thời gian thẩm định dự án ngắn nhất và phù hợp nhất để trả lời chủ đầu tư.
Thẩm định tài chính dự án là cả một quá trình từ thu thập thông tin, xử lý thông tin đến việc đánh giá và ra kết quả cuối cùng. Do đó để hoàn tất quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên mỗi dự án là một cơ hội kinh doanh trên thị trường biến động, đồng hành với thời gian là chi phí cơ hội. Vì vậy chủ đầu tư luôn đòi hỏi ngân hàng có kết quả và quyết định sớm.
Mặt khác, khi thời gian duyệt hồ sơ vay vốn là dài đồng nghĩa với việc tập trung quá nhiều thời gian, nhân lực cho một dự án, ngân hàng có thể bỏ lỡ nhiều dự án khác, thu nhập và lợi nhuận có thể vì thế mà giảm xuống. Hơn nữa ngân hàng có thể đối mặt với cả việc mất luôn dự án đang thẩm định vì thời gian đưa quyết định quá lâu, chủ đầu tư đã tìm được nguồn vốn tài trợ khác. Tuy nhiên, khi thời gian thẩm định là quá ngắn có thể gây ra áp lực cho CBTĐ, làm giảm tính chính xác trong công tác này.
Chất lượng thẩm định thể hiện một phần ở thời gian thẩm định, NHTM cần chú ý thời gian thẩm định hợp lý, vừa đủ để CBTĐ xem xét kỹ càng các thông số của dự án, xác nhận lại thông tin từ đó ra quyết định đúng đắn tránh rủi ro xảy ra cho cả NH lẫn chủ đầu tư.
Thời gian thẩm định có thể được rút ngắn nhờ nâng cao chất lượng đội ngũ CBTĐ và áp dụng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình phân tích.
1.1.4.2 Chi phí thẩm định
Chi phí thẩm định cần tính toán cho phù hợp với từng dự án khác khau, thông thường các dự án lớn chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn so với các dự án nhỏ. Với dự án có độ phức tạp càng cao thì chi phí thẩm định cũng thường cao. Chính vì vậy ngân hàng cần xem xét quy mô và mức độ phức tạp của từng dự án để có chi phí bỏ ra hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định của việc thẩm định dự án.
Chi phí thẩm định là một chỉ tiêu đáng chú ý nhưng dường như hiện nay chưa được các NHTM thực sự lưu tâm khi lựa chọn dự án ĐTT. Chi phí thẩm định bao gồm các chi phí NH bỏ ra để thu thập thông tin, trả lương cho CBTĐ, công tác phí… Đổi lại, ngân hàng có được nguồn thu nhập từ lãi vay và các dịch vụ tư vấn cho dự án. Thu nhập phải đủ để trang trải được các chi phí thẩm định thì ngân hàng mới thu được lợi nhuận.
1.3.2.3 Nội dung báo cáo thẩm định
Báo cáo thẩm định CBTĐ là sự thể hiện toàn bộ việc phân tích, đánh giá dự án của CBTĐ. Các thông số, kết luận trong báo cáo thẩm định thể hiện trình độ của CBTĐ và là nền tảng cho việc ra quyết định cho vay. Một báo cáo thẩm định phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khách quan, khoa học và sát với thực tế.
Tính đầy đủ, tin cậy của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu trong báo cáo thẩm định chính là các chỉ số phản ánh chất lượng thẩm định. Sự đầy đủ và chính xác của các chỉ tiêu giúp cho việc ra quyết định của ngân hàng đúng đắn hơn, hiệu quả hơn. Nếu các chỉ số này được tính toán, kiểm tra một cách cẩn thận, cho thấy chất lượng thẩm định là tốt.
Tính chính xác của các dự báo về xu hướng và các khả năng xảy ra rủi ro đối với dự án: Đây là công việc khó khăn nhất trong thẩm định và đóng vai trò quan trọng tương ứng đối với chất lượng thẩm định. Xu hướng và các khả năng xảy ra rủi ro đối với dự án được thể hiện trong quá trình phân tích thị trường, và một phần ở phương pháp phân tích độ nhạy trong báo cáo thẩm định tài chính.. Nếu dự báo đúng các xu hướng xảy ra trong tương lai ta sẽ có những nhận định đúng đắn, những tính toán sát thực. Việc dự báo xu hướng giá cả, tốc độ tăng trưởng, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm… sẽ giúp việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác hơn, việc thẩm định đạt hiệu quả hơn.
1.3.2.4 Kết quả hoạt động cho vay theo dự án
Chất lượng thẩm định tài chính thể hiện rõ và chính xác nhất ở kết quả hoạt động cho vay theo dự án đó, có thể xem xét qua một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ: thông thường các quyết định cho vay của NH dựa trên kết quả của công tác thẩm định, do đó chất lượng thẩm định lại ảnh hưởng đến kết quả cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp chứng tỏ quyết định
cho vay của NH là phù hợp, qua đó cho thấy kết quả thẩm định là đúng đắn, công tác thẩm định đạt chất lượng, ngược lại là kết quả thẩm định chưa chính xác, chưa thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng thẩm định chưa cao.
Lợi nhuận từ việc cho vay theo dự án: Có thể thấy, khi tiến hành thẩm định, NH sử dụng một loạt các chỉ tiêu dựa trên việc tính toán dòng tiền của dự án và từ đó đưa ra kết luận về khả năng sinh lời của dự án. Nếu khâu thẩm định là tốt, hầu hết các khoản cho vay theo dự án đạt hiệu quả cao, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay lớn, chỉ tiêu lợi nhuận sẽ lớn và ngược lại.