Phương pháp thẩm định dự án đồng tài trợ tại Sở Giao dịch

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 60)

Giống các NHTM khác tại Việt Nam hiện nay, Sở Giao dịch cũng đang áp dụng các phương pháp thẩm định trình tự, so sánh, phân tích tỷ lệ, dự báo và phân tích độ nhạy để thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Việc sử dụng phối hợp các phương pháp thẩm định dự án là rất cần thiết nhưng để đạt được hiệu quả tối đa, CBTD/TĐ cần nắm rõ ưu nhược điểm của từng phương pháp để có thể sử dụng hiệu quả các phương pháp này trong việc thẩm định từng nội dung của dự án.

quát từ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của khách hàng để loại bỏ dự án của những khách hàng không đủ tiêu chuẩn hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung thêm tài liệu để tiến hành thẩm định.

+ Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng với mọi nội dung thẩm định dự án. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần tránh tình trạng dập khuân máy móc vì vậy CBTD/TĐ cần có trình độ và kinh nghiệm trong việc thẩm định dự án.

+ Phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu khi đánh giá khía cạnh thị trường của dự án, dự báo các chỉ tiêu doanh thu, chi phí trong những năm dòng đời của dự án. CBTD/TĐ có thể sử dụng các phương pháp dự báo sau: Phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, phương pháp ngoại suy,…

+ Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để đánh giá hiệu quả chắc chắn của dự án khi có rủi ro xảy ra, vì vậy CBTD/TĐ cần sử dụng phối hợp với phương pháp dự báo, để xác định những nhân tố có khả năng thay đổi ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án trong tương lai. Ngoài ra, cần phân tích độ nhậy khi nhiều thông số của dự án cùng biến đổi để đánh giá chính xác sự biến động của dự án, thay vì chỉ phân tích ảnh hưởng riêng lẻ của từng yếu tố.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 60)