Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

tài trợ

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan

Bộ máy thẩm định: Bộ máy thẩm định bao gồm những người làm công tác thẩm định như: CBTĐ, lãnh đạo kiểm soát, lãnh đạo phê duyệt. Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng thẩm định. Công việc thẩm định dự án là một công việc phức tạp đòi hỏi những con người làm công tác thẩm định phải có kinh nghiệm, trình độ kiến thức và đạo đức, có kiến thức sâu rộng, có trình độ chuyên môn cao mới có thể xem xét phân tích dự án trên nhiều khía cạnh phương diện như tài chính, kỹ thuật, kinh tế, và xã hội. Có kinh nghiệm mới có được những nhận xét sắc bén, và có đạo đức mới có thể có được những phân tích đánh giá khách quan không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Như vậy một ngân hàng có đội ngũ làm công tác thẩm định dự án có đầy đủ trình độ kiến thức, kinh nghiệm và nhất là đạo đức thì sẽ góp phần tạo nên chất lượng thẩm định tốt.

Ngoài ra cần có sự phân định công việc trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng trong bộ máy thẩm định, tránh để sai để sót trong công việc, điều đó sẽ tạo cho cán bộ đó chuyên tâm, trung thực và có trách nhiệm hơn đối với công việc thẩm định dự án.

Nội dung, quy trình, phương pháp thẩm định: Một quy trình thẩm định phù hợp sẽ giúp cho công việc thẩm định hiệu quả, chính xác và nhanh chóng. Việc thẩm định dự án dù nhỏ hay lớn thì cũng cần thiết phải thẩm định đầy đủ các khía cạnh ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Với nguồn thông tin đã thu thập được, tùy từng dự án cụ thể CBTĐ phải lựa chọn đưa ra được phương pháp thẩm định phù hợp với đặc trưng

của dự án đó, việc lựa chọn phương pháp thẩm định hợp lý giúp CBTĐ phân tích, tính toán hiệu quả của dự án một cách chính xác nhanh chóng, tin cậy.

Chất lượng thông tin: Thông tin để thẩm định bao gồm những thông tin về dự án và thông tin về những khía cạnh lĩnh vực liên quan. Thông tin có chân thực, kịp thời sẽ giúp cho việc thẩm định được nhanh chóng và chính xác. Nguồn thông tin chủ yếu được cung cấp từ phía doanh nghiệp cần được kiểm tra độ trung thực bởi nó mang tính chủ quan và theo mong muốn, ý chí của doanh nghiệp. Ngoài ra CBTĐ cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có độ tin cậy cao như CIC, báo chí chính thống, từ các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực địa bàn và cả từ các cơ quan quản lý nếu cần thiết.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, các NH không ngừng hiện đại hóa, hoàn thiện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu một cách chuyên nghiệp, giúp cho cán bộ có thể truy cập vào kho dữ liệu rộng lớn của chính hệ thống NH, cũng như các hệ thống thông tin của ngành và các lĩnh vực liên quan.

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

Từ phía doanh nghiệp: Cơ sở để ngân hàng thẩm định dự án đầu tư chính là hồ sơ mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng đề nghị tài trợ dự án, vì thế chất lượng thẩm định tài chính dự án phụ thuộc rất lớn vào trình độ lập dự án của doanh nghiệp và tính chính xác của thông tin dự án từ phía doanh nghiệp cung cấp. Thông tin mà chủ đầu tư đưa ra cần được kiểm tra kỹ, muốn vay được vốn ngân hàng chủ đầu tư thường đưa ra những số liệu có lợi cho mình dẫn đến thiếu chính xác. Trình độ lập dự án của doanh nghiệp chưa cao sẽ gây mất thời gian và chi phí trong việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung chưa đạt yêu cầu của ngân hàng.

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, phản ánh độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô… đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực, phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế. Đồng

thời, các định hướng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.

Môi trường pháp lý: Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý của Nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định (cũng như kết quả hoạt động của dự án). Ví dụ như sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục về những văn bản, về quy chế quản lý tài chính, tính không hiệu lực của pháp lý kế toán thống kê… làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác (một doanh nghiệp có thể có nhiều bản báo cáo tài chính phục vụ những mục đích khác nhau). Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện thẩm định tài chính dự án một cách độc lập, khách quan trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Các nhân tố khác: Dự án đầu tư có đặc điểm là diễn ra trong một thời gian dài, vì thế ngân hàng khó lường trước được những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, biến động thị trường, khủng hoảng kinh tế các nước… Những nhân tố này gây ảnh hưởng đến những biến kinh tế vĩ mô trong nước từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng thẩm định.

1.2 KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐỒNG TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TRUNG QUÓC

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)