Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần đầy đủ, khoa học

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 93 - 99)

khoa học và chính xác hơn

hiệu quả dự án, mà kết quả của khâu thẩm định tài chính lại thể hiện rõ nhất hiệu quả như thế nào của dự án. Vì vậy, đứng ở góc độ nhà tài trợ ngân hàng luôn phải chú trọng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng của khâu thẩm định tài chính.

Với thực trạng hiện nay của công tác thẩm định tài chính các dự án ĐTT tại NHNo&PTNT VN, các giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thẩm định tài chính được tập trung vào một số khía cạnh sau:

3.2.2.1 Quan tâm thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư

Ngân hàng cần xác định thái độ thẩm định độc lập tránh phụ thuộc vào các kết quả thẩm định của các chủ thể khác bởi mỗi chủ thể theo đuổi những mục đích khác nhau. Đối với ngân hàng ở góc độ là nhà ĐTT cho dự án, ngân hàng phải xác định chính xác tổng mức đầu tư của dự án và mức tài trợ tối đa của mình để tránh bị động, chạy theo dự án. Thái độ của CBTĐ cần tỉnh táo sớm phát hiện những sai sót trong việc tính toán các hạng mục đầu tư do lỗi vô tình hay cố ý của chủ đầu tư. Trước hết, ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư, bao gồm:

Vốn đầu tư cho TSCĐ. Trong tổng vốn đầu tư, đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét sự đầy đủ của các hạng mục, các thiết bị về cả số lượng và đơn giá (có thể tham khảo cả giá thị trường và đơn giá theo quy định của Nhà nước). Với những công trình, máy móc tận dụng lại mà chủ đầu tư vẫn đưa vào tính như vốn đầu tư, ngân hàng cần xem xét về giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không.

Vốn lưu động: vì mục đích giảm tổng vốn đầu tư để dễ dàng hơn khi đi vay, chủ đầu tư thường hay cố tình bỏ qua phần vốn này. Do đó, ngân hàng không nên quá căn cứ vào những gì chủ đầu tư giải trình mà phải căn cứ vào bản thiết kế và tuỳ lĩnh vực đầu tư để có cách tính hợp lý.

Vốn dự phòng.

Vốn tài trợ cho những chi phí khác.

Trả lãi vay trong thời gian thi công: cũng là một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong quá trình dự toán vốn đầu tư. Với những dự án được tài trợ nhiều từ

nguồn vốn vay, thời gian thi công lại dài thì bộ phận chi phí này không phải nhỏ và ta cũng phải đưa vào tính toán.

Nếu ngân hàng thận trọng hơn khi xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính toán chính xác hơn tổng vốn đầu tư thì ngân hàng có thể tránh được nhiều trường hợp khi thực hiện dự án bị thiếu vốn, lúc đó ngân hàng lại phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.

3.2.2.2 Khi đánh giá về nguồn tài trợ, cần đặc biệt xem xét điều kiện cụ thể của từng nguồn vốn vay

Ngân hàng cần chú ý hơn tới điều kiện của từng nguồn vốn tài trợ cho dự án. Với nguồn vốn CSH ngân hàng cần tự mình kiểm tra kỹ khả năng tài chính để đầu tư cho dự án hiện tại và trong tương lai của chủ đầu tư tránh thụ động chỉ dựa vào các báo cáo tài chính của chủ đầu tư. Đối với các nguồn vốn vay khác, ngân hàng cần xác định tính chắc chắn của các nguồn vốn này cũng như các điều kiện về lãi suất, tỷ giá, tiến độ giải ngân,… từ đó đưa ra đánh giá dự án có thể chịu những bất lợi gì từ các nguồn này.

3.2.2.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án

Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự đoán như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ được dự đoán trong thời gian gần mà là cho suốt cả đời dự án. Thế nhưng đây lại chính là những căn cứ để tính toán tính hiệu quả của dự án nên đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Ngân hàng cần phải đứng trên quan điểm xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhưng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.

Dự đoán doanh thu:

Để xác định chính xác doanh thu, ba yếu tố quan trọng phải dự đoán là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kỹ thuật phải chính xác, Sở giao dịch cần xem xét mức

độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về mức độ hiện đại, số lượng, chủng loại, danh mục, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... từ đó đánh giá công suất thực hiện của dự án. Công việc này đòi hỏi CBTD/TĐ phải có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, vì vậy với những dự án phức tạp ngân hàng có thể thuê chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đưa ra nhận xét chính xác.

Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trường lại phải chính xác. Sở giao dịch có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội và những rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Trong phần này, Sở giao dịch cũng nên tham khảo những dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị trường. Giá bán sản phẩm cần được dự tính trong mối quan hệ cung cầu cả đời dự án, phải xét đến các yếu tố trượt giá và lạm phát chứ không thể tính cố định trong cả đời dự án.

Ngoài ra cũng cần tính đến doanh thu từ các sản phẩm phụ, khoản thu hồi từ vốn lưu động và giá trị thanh lý TSCĐ để xác định chính xác dòng tiền vào.

Dự đoán chi phí:

Khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… Sở giao dịch cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự là những tham khảo tốt. Đối với chi phí khấu hao, Sở giao dịch cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Sở giao dịch cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các

doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì Sở giao dịch cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời Sở giao dịch phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ của sản phẩm, với tính khả thi của dự án vì khấu hao là một nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Tính toán dòng tiền:

Khi xác định dòng tiền của dự án, CBTD/TĐ cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không

Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án. Trong thẩm định dự án thủy điện Bản Chát nội dung thẩm định đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

3.2.2.4. Xây dựng lãi suất chiết khấu hợp lý

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, việc xác định lãi suất chiết khấu có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc tính toán hiệu quả tài chính - kinh tế xã hội của dự án. Các dự án đầu tư có giá trị về mặt thời gian, vì vậy, các chi phí và các lợi ích tương lai cần được chiết khấu về một thời điểm gốc thông qua việc sử dụng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp, bên cạnh đó thông thường một dự án đầu tư huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tại các thời điểm khác nhau với mức lãi suất khác nhau. Do vậy, việc áp dụng một tỷ suất chiết khấu hợp lý sẽ đảm bảo phản ánh chính xác được chi phí cơ hội của các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiện nay đa số việc việc xác định lãi suất chiết khấu

trong thẩm định dự án tại Sở giao dịch dựa trên phương pháp so sánh trực quan, mới chỉ dựa trên cơ sở lãi suất cho vay trung dài hạn. Vì vậy, trong thời gian tới Sở Giao dịch cần nghiên cứu áp dụng phương pháp tính toán khoa học và hiệu quả hơn, tham khảo một số yếu tố như tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành, lãi suất cho vay trung dài hạn của các ngân hàng khác…để nâng cao mức độ chính xác lãi suất chiết khấu cho dự án.

3.2.2.5 Lựa chọn được những phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp

Sở giao dịch cần lựa chọn được những phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính tương đồng trong các ngân hàng tham gia ĐTT dự án.

Nếu tất cả các số liệu trên được xác định một cách chính xác nhưng không có phương pháp đánh giá khoa học, hợp lý thì cũng không đảm bảo công việc thẩm định tài chính có thể đưa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án ĐTT thì cần phải giải quyết một trong những vướng mắc lớn nhất đó là tìm được tiếng nói chung giữa các ngân hàng tham gia tài trợ cho dự án. Mỗi ngân hàng theo đuổi mục tiêu riêng nhưng tựu chung lại vẫn là làm sao để đồng vốn cho vay an toàn và hiệu quả cao do đó cần có quan điểm thống nhất trong thẩm định dự án. Thống nhất không có nghĩa là áp đặt một cách thức cụ thể theo chủ quan của ngân hàng đầu mối mà thống nhất trên nguyên tắc tự nguyện, dung hoà giữa lợi ích của ngân hàng mình với lợi ích của các thành viên khác.

Các ngân hàng cần có những thoả thuận rõ ràng hợp lý về việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp theo từng dự án trước khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tránh tình trạng mỗi ngân hàng tuỳ theo ý chí chủ quan của mình lựa chọn một kiểu tỷ lệ chiết khấu gây nên tình trạng lộn xộn bất đồng quan điểm.

Ngoài thoả thuận để lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp chung, các ngân hàng tham gia còn phải xác định các phương pháp thẩm định và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính phù hợp áp dụng chung cho quá trình thẩm định tài

chính dự án ĐTT.

Hiện nay, các phương pháp thẩm định tài chính dự án ĐTT hầu như mới chỉ dừng lại ở các phương pháp giản đơn như tính khấu hao cơ bản theo phương pháp đường thẳng, xây dựng lịch trả nợ đều qua các năm, phân tích rủi ro theo phương pháp độ nhạy hay phân tích kịch bản theo một vài phương án điển hình… Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian trả nợ… Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự tăng tốc mạnh mẽ trong công nghệ ngân hàng thì các phương pháp và chỉ tiêu đơn giản như vậy không còn phù hợp nữa mà cần phải áp dụng rộng rãi hơn nữa các phương pháp tiên tiến hơn như tính khấu hao theo phương pháp sản lượng hoặc khấu hao theo thời gian, cân đối trả nợ theo tỷ lệ hợp lý hoặc theo cân đối các nguồn từ dự án, phân tích rủi ro dự án theo phương pháp mô phỏng,… Việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian trả nợ là chưa đủ, bên cạnh đó còn cần tính đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR), tỷ lệ lợi ích – chi phí (B/C),.… Những chỉ tiêu này sẽ bổ xung cho nhau giúp cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án ĐTT không chỉ phụ thuộc vào nội dung và phương pháp thẩm định. Như đã phân tích ở trên chất lượng thẩm định tài chính dự án ĐTT tại NHNo&PTNT VN chưa cao còn do nhiều nguyên nhân khác. Vì thế muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án ĐTT tại NHNo&PTNT VN cần tiến hành các giải pháp đồng bộ tập trung vào tất cả các nhân tố ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay đồng tài trợ tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam (Trang 93 - 99)