Cũng giống như các NHTM khác tại Việt Nam, Sở Giao dịch đã tiến hành thẩm định đầy đủ chi tiết các mặt và khía cạnh của dự án xin vay. Nội dung thẩm định dự án tại Sở Giao dịch bao gồm:
2.3.2.1 Thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư
Thư mời ĐTT Sở Giao dịch thẩm định dự án ĐTT Qu yết định tham gia Qu yết địn h khôn g tham gia Thỏa thuận phương thức ĐTT Hội đồng T Đ chung Ký kết hợp đồng ĐTT Trả lời từ chối NHDX Tự thẩm định riêng Kết quả thẩm định
Ban lãnh đạo Sở Giao dịch quyết định Trường hợp phức tạp tổ chức tái thẩm định Đồng ý tài trợ và thông báo cho NHĐM
- Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng: qua hồ sơ pháp lý cán bộ thẩm định của ngân hàng nhận xét được khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để thực hiện các hoạt động kinh tế theo đúng quy định của pháp luật hay không.
- Thẩm định khả năng tài chính: Qua các báo cáo tài chính của các năm trước liền kề và thời điểm gần nhất khi đề nghị vay vốn, bằng các phương pháp và công cụ phân tích cán bộ thẩm định nhận thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh, có đủ điều kiện vay vốn hay không.
2.3.2.2 Thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án
- Thẩm định sơ bộ về cở sở pháp lý của dự án, sự cần thiết đầu tư dự án: xem xét dự án có đầy đủ tính pháp lý và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo đúng quy định hay không.
- Thẩm định về thị trường đầu vào, đầu ra của dự án: xem xét quy mô dự án, khả năng đáp ứng của nguồn lực đầu vào như nguyên liệu, nhân công, máy móc thiết bị…, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó có thể thấy được cơ hội cũng như thách thức đối với dự án, đồng thời xem xét được khả năng thực hiện được dự án hay không.
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ, quản lý của dự án: xem xét về địa điểm xây dựng có thuận lợi, công nghệ ứng dụng có phù hợp, máy móc thiết bị có đồng bộ, tiên tiến đáp ứng được sự phát triển theo thời gian và quy mô sản xuất hay không, ngoài ra còn phải xem xét việc thi công xây dựng có đáp ứng tiến độ, nguồn nhân lực để thi công, điều hành công nghệ, vận hành và quản lý có đáp ứng yêu cầu của dự án từ khi xây dựng đến khi vận hành đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng được đánh giá là một vấn đề khá khó khăn đối với cán bộ thẩm định (những người được đào tạo về chuyên ngành tài chính, làm về lĩnh vực tài chính chứ không phải kỹ thuật công nghệ), do đó để việc thẩm định được chính xác cán bộ thẩm định cần nghiên cứu các tài liệu liên quan, so sánh với các dự án tương tự trên thị trường và khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đó.
- Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư: ở Sở Giao dịch thường được tiến hành với các nội dung sau:
* Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư:
+ Tổng vốn đầu tư của dự án: là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt động.
Tổng vốn đầu tư bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động ban đầu, vốn đầu tư dự phòng.
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến việc không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
+ Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, nội dung quan trọng cần thẩm định nữa là các nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, trong đó cán bộ thẩm định đánh giá kỹ khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu, khả năng huy động nguồn vốn của chủ đầu tư. Chi phí của từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến, từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Ngoài ra cần xem xét tiến độ, nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, thời gian vay và trả nợ.
* Thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án:
lập được dòng tiền của dự án, trong đó giá trị thời gian của tiền là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh, việc tính toán doanh thu chi phí của dự án được dựa trên các cơ sở đánh giá nguồn vốn đầu tư, thị trường đầu ra, đầu vào, quy mô sản xuất… để tính được kết quả kinh doanh, nguồn trả nợ của dự án, từ đó tính được dòng tiền, NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, …Cán bộ tín dụng thẩm định sẽ dựa trên các chỉ tiêu tính được để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Thẩm định rủi ro của dự án: Cán bộ thẩm định sẽ xem xét phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh trong dự án, tùy từng dự án khác nhau có thể có những rủi ro khác nhau. Tại Sở Giao dịch cán bộ thẩm định tập trung sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cùng với phương pháp dự báo để dự đoán các khả năng tăng/giảm có thể xảy ra đối với chi phí, doanh thu của dự án, từ đó lập lại được các bảng tính dòng tiền và các chỉ tiêu NPV, IRR, …
2.3.2.3 Thẩm định tài sản bảo đảm
Tài sản đảm bảo là một nội dung thiết yếu trong việc thẩm định, nhất là trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay, khi có rủi ro xảy ra thì tài sản bảo đảm là một nguồn thu hồi nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Tài sản bảo đảm là các tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu của khách hàng hoặc của bên thứ ba là người bảo lãnh cho khách hàng (bất động sản, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…), ngoài ra trong các dự án đầu tư thường dùng tài sản hình thành từ vốn vay là chính dự án đó để thế chấp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại NH.