Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 82)

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nói trên, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm thông qua kết quả điều tra và hỏi ý kiến chuyên gia.

Các chuyên gia được phỏng vấn là những người có kinh nghiệm trong công tác QLGD, các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở 5 trường THCS thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ở trên. Tổng số người được xin ý kiến 50 người. Trong đó:

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn: 15 người (trong đó: 4 nam; 11 nữ).

- GVCN giàu kinh nghiệm: 35 người (nam: 10; nữ: 25). - Bình quân thâm niên công tác: 15 năm.

- Chúng tôi điều tra về 02 vấn đề:

* Vấn đề 1. Tính cấp thiết của các biện pháp. * Vấn đề 2. Tính khả thi của các biện pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

Các biện pháp Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất cấp thiết (3) Cấp thiết (2) Không cấp thiết (1)

Biện pháp 1. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

50/50 (100%) (100%)

0 0 3.0 1

Biện pháp 2. Kế hoạch hóa công tác CNL . 40/50 (80%) 7/50 (14%) 3/50 (6%) 2.74 6

Biện pháp 3. Lựa chọn, bố trí, phân công GVCNL phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể.

50/50 (100%) (100%)

0 0 3.0 1

Biện pháp 4. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

50/50 (100%) (100%)

0 0 3.0 1

Biện pháp 5. Tổ chức khen thưởng, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho GVCNL

50/50 (100%) (100%)

0 0 3.0 1

Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá công tác CNL trên cơ sở hiệu quả công tác.

47/50 (94%) (94%) 2/50 (4%) 1/50 (2%) 2.80 5

Ở bảng thống kê trên chúng tôi thấy: tất cả 6 biện pháp trên đều được đa số ý kiến của các chuyên gia đánh giá cao, không có ý kiến nào cho là không cấp thiết. Trong đó, biện pháp 1,3,4,5 được đánh giá cao nhất có 100% ý kiến đánh giá là rất cấp thiết và không có ý kiến nào đánh giá là không cấp thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Ý kiến đánh giá X Thứ bậc Rất khả thi (3) Khả thi (2) Chƣa khả thi (1)

Biện pháp 1. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. 45/50 (90%) 5/50 (10%) 0 2.9 1

Biện pháp 2. Kế hoạch hóa công tác CNL . 30/50 (60%) 15/50 (30%) 05/50 (10%) 2.5 6 Biện pháp 3. Lựa chọn, bố trí, phân công GVCNL phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể.

45/50 (90%) (90%)

5/50 (10%) (10%)

0 2.9 1

Biện pháp 4. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

32/50 (64%) (64%) 15/50 (30%) 3/50 (6%) 2.58 5 Biện pháp 5. Tổ chức khen thưởng, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho GVCNL 41/50 (82%) 9/50 (18%) 0 2.82 4

Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá công tác CNL trên cơ sở hiệu quả công tác. 45/50 (90%) 3/50 (6%) 2/50 (4%) 2.86 3

Nhìn vào bảng thống kê chúng tôi rút ra kết luận: các biện pháp đều được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi và khả thi, chỉ có một vài ý kiến đánh giá cho rằng chưa khả thi đó là ở các biện pháp 2, 4, 6. Thực tế ở biện pháp thứ 2: Kế hoạch hóa công tác CNL thì ở một số trường THCS của huyện Yên Phong còn hạn chế, điều này do nhận thức chưa đầy đủ của một số Hiệu trưởng. Ở biện pháp 4: chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có 6% ý kiến đánh giá cho rằng chưa khả thi vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực tế trên địa bàn của các trường đóng quân còn có một số bộ phận đoàn thể ở địa phương quan tâm chưa triệt để đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Ở biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác vẫn còn số ít ý kiến đánh giá là chưa khả thi vì thực tế ở một số trường THCS trong huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ít chú ý đến biện pháp này.

Có thể biểu thị kết quả khảo sát trên bằng biểu đồ sau:

84%86% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Rất cấp thiết và cấp thiết Rất khả thi và khả thi Biểu đồ 3: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua bảng thống kê và biểu đồ trên chúng tôi thấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi ở từng biện pháp có khác nhau. Song điều quan trọng là không có ý kiến nào đánh giá là chưa cấp thiết hay chưa khả thi, cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao, tính cấp thiết và tính khả thi đều ở mức xấp xỉ 100%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng công tác chủ nhiệm lớp nói

riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý mà cụ thể là các biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng. Căn cứ vào các yêu cầu của công tác đổi mới trong giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường, xuất phát từ thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp cũng như việc thực hiện các biện pháp quản lý công tác CNL ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua chúng tôi thấy cần bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý như sau:

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm.

- Thực hiện quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tiếp cận khoa học, xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

- Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ GVCNL gắn liền với công tác thi đua, khen thưởng.

- Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ GVCNL.

Bên cạnh đó, người cán bộ quản lý cũng cần phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của mình để nâng cao chất lượng các hoạt động của đội ngũ GVCNL góp phần vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của người học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh- nơi có truyền thống khoa bảng và hiếu học của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 82)