0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng quản lý

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH (Trang 50 -52 )

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đồng chí CBQL tại 5 trường THCS huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh và thu đươc kết quả như sau:

* Việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp và đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của các trường THCS.

- Mức độ quan tâm đến công tác CNL:

60%40% 40% 0% 0% Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Không rõ

Biểu đồ số 2.6

CBQL nhà trƣờng đánh giá về việc quan tâm đến công tác CNL

Qua biểu đồ trên, chúng tôi thấy đa số cán bộ quản lý của các nhà trường đều quan tâm đến công tác CNL, có 60% ý kiến được hỏi cho là CBQL rất quan tâm đến công tác CNL và có 40% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường quan tâm đến công tác này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30% 60% 10% 0% Tốt Khá Trung bình Yếu Biểu đồ số 2.7

CBQL nhà trƣờng đánh giá về chất lƣợng hoạt động của công tác CNL

Về chất lượng hoạt động của công tác CNL có 30% ý kiến nhất trí công tác CNL đã hoạt động tốt, có 60% ý kiến nhất trí công tác CNL ở các nhà trường đã hoạt động mức khá còn lại 10% có ý kiến cho rằng công tác CNL hoạt động mức trung bình. Sở dĩ như vậy vì trong những năm gần đây chất lượng giáo dục học sinh toàn diện ở các nhà trường ngày càng được nâng lên, thể hiện ở số học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt tăng; số học sinh xếp loại khá, giỏi về văn hoá tăng, số học sinh xếp loại yếu, kém giảm.

* Về cách thức lựa chọn, bố trí, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THCS.

Bảng 2.15: Đánh giá việc lựa chọn, bố trí, phân công GVCNL của Hiệu trƣởng trƣờng THCS

STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ

1 Giáo viên có nhiều tiết dạy ở lớp đó 8 80%

2 Giáo viên có khả năng về công tác chủ nhiệm lớp 9 90% 3 Bố trí luân phiên các giáo viên dạy cùng một lớp 0 0 4 Giáo viên chuyển lên lớp trên cùng với HS của mình 7 70%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ bảng thống kê trên chúng tôi thấy hầu hết các nhà trường THCS đều lựa chọn những giáo viên có năng lực sư phạm về công tác chủ nhiệm để làm chủ nhiệm lớp, có 90% số người được hỏi nhất trí với cách lựa chọn này, có 80% ý kiến chọn giáo viên có nhiều tiết dạy ở lớp đó. Một số trường THCS cơ cấu giáo viên không đồng bộ giữa các môn hoặc thiếu quá nhiều giáo viên nên nhiều giáo viên làm công tác CNL như Trường THCS Đông Tiến, THCS Yên Phụ. Các nhà trường đều bố trí giáo viên chuyển lên lớp trên cùng với học sinh của mình .Có 70% ý kiến nhất trí cách chọn này và không có ý kiến chọn cách bố trí luân phiên các giáo viên dạy cùng một lớp làm chủ nhiệm, cách bố trí này chỉ sử dụng đối với những trường hợp đặc biệt. Trong những năm gần đây số lượng học sinh ở một số trường THCS các xã tăng nhanh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, bất cập ,đây là những khó khăn lớn đối với việc quản lý giáo dục ở các trường này.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH (Trang 50 -52 )

×