Biện pháp 2 Kế hoạch hóa công tác CNL

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

3.2.2.1. Mục đích.

Giúp cho đội ngũ GVCNL hiểu rõ công việc họ phải làm trong từng giai đoạn của năm học đồng thời giúp Hiệu trưởng điều khiển công tác chủ nhiệm lớp một cách toàn diện, có trọng tâm đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường phải thấy được kế hoạch hoá là cơ sở định hướng quan trọng cho những hoạt động nối tiếp nhau trong nhà trường, đồng thời thể hiện việc thực hiện quản lý công tác CNL một cách khoa học. Kế hoạch hoá giúp Hiệu trưởng điều khiển công tác CNL toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt kết quả cao.

- Hiệu trưởng phải nắm được các loại kế hoạch trong nhà trường, để quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn. Các kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường THCS gồm:

+ Kế hoạch theo thời gian: kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần.

+ Kế hoạch theo nội dung cấp bậc: kế hoạch trường, kế hoạch cá nhân, kế hoạch của các giáo viên chủ nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Giao nhiệm vụ.

+ Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các Phó hiệu trưởng phụ trách các khối, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên làm CNL một cách rõ ràng.

+ Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, GVCNL trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Bước 2. Lập kế hoạch.

Nội dung chủ yếu kế hoạch công tác CNL trong năm học gồm 3 phần chính:

+ Tóm tắt tình hình trường, lớp.

+ Nội dung các nhiệm vụ, yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể. + Những biện pháp chính cần thực hiện.

Nội dung kế hoạch khác (học kỳ, tháng, tuần, được diễn ra trên kế hoạch cả năm và được trình bày đơn giản, rõ ràng theo cột, hàng để tiện theo dõi) Mẫu kế hoạch TT Nhiệm vụ Yêu cầu Biện pháp Thời gian thực hiện Kinh phí thực hiện Người thực hiện Ghi chú

Sau khi hướng dẫn các thành viên hoàn thành bản kế hoạch, đặc biệt là các kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng nhà trường phải phê duyệt, biến chúng thành các văn bản pháp lý, làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường.

Bước 3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lập chương trình quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách cụ thể. - Phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, cần tiến hành chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm để chỉ đạo toàn diện.

- Cần quan tâm tổng kết thi đua kịp thời động viên và uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bổ xung, điều chỉnh kế hoạch. Có thể sử dụng mẫu sau đây để theo dõi hoạt động chủ nhiệm lớp của từng giáo viên chủ nhiệm.

Thời gian Nội dung hoạt động Kết quả thực hiện Nhận xét Ghi chú

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá

- Phải xây dựng được các chuẩn đánh giá và bộ công cụ đánh giá đo lường cụ thể nội dung của hoạt động.

- Phải sử dụng nhiều biện pháp kiểm tra khác nhau, phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo.

- Đảm bảo được nguyên tắc và yêu cầu trong kiểm tra. - Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.

Để việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THCS mang lại hiệu quả cao, người Hiệu trưởng phải biết cách quản lý theo hướng tiếp cận hệ thống, và theo hướng tiếp cận quá trình quản lý. Điều đó sẽ làm cho công tác chủ nhiệm lớp trong trường THCS được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này thì mỗi người Hiệu trưởng trường THCS phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoa học theo hướng tiếp cận chu trình quản lý dưới nhiều hình thức (tự học, hội thảo, tham quan, hỏi ý kiến chuyên gia, …).

Có các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch hóa cho công tác chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)