Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

Chúng tôi xây dựng và đề xuất các biện pháp trên cơ sở của các chức năng quản lý của chu trình quản lý, đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Chúng tôi đã đi sâu vào mỗi chức năng quản lý và cụ thể hoá chúng trong công tác CNL: cả 6 biện pháp là một thể thống nhất, giống như một chu trình quản lý .

Tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi nhà trường mà một biện pháp nào đó trở nên nổi bật hơn các biện pháp khác.

Song nếu cần phải nêu ra biện pháp nào là mấu chốt, quan trọng hơn cả thì trên cơ sở lý luận ta có thể nhắc đến biện pháp 1: Bồi dưỡng nghiệp vụ,

cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì xét cho cùng, mọi hoạt

động đều do con người thực hiện. Công tác CNL cũng vậy, đều do GVCNL thực hiện và kết quả của công tác này là do sự nỗ lực của mỗi GVCNL quyết định. Trong biện pháp này có nói đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các GVCNL. Đấy là một công việc hết sức cần thiết vì không chỉ tích cực, nỗ lực là đủ mà còn phải biết cách làm nữa.

Bên cạnh đó, biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trên cơ sở hiệu quả công tác, là một biện pháp cơ bản trong công tác quản lý

vì nó nâng cao được tính tích cực hoạt động của các GVCN, giúp cho các GVCNL không chỉ đưa công tác chủ nhiệm lớp vào nề nếp mà còn tạo sự chủ động, sáng tạo góp phần quyết định nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)