trưởng trường THCS
1.3.4.1. Các yếu tố khách quan
- Hoàn cảnh lịch sử xã hội: Trong thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện giải trí kỹ thuật cao đã tác động vào đời sống xã hội với tốc độ nhanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng.
- Môi trường xã hội có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp.
- Cơ chế chính sách, điều kiện kinh tế- xã hội: với vùng nông thôn khó khăn, khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ việc xã hội hóa giáo dục còn yếu nên điều kiện chăm lo cho giáo viên còn hạn chế. Các nhà trường và chính quyền địa phương mặc dù đã có chính sách đãi ngộ xong chưa thỏa đáng với đội ngũ giáo viên giỏi nên hiện tượng giáo viên giỏi xin chuyển công tác đến môi trường tốt hơn xảy ra thường xuyên trong các nhà trường. Điều này cũng có ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp.
- Điều kiện gia đình, các mối quan hệ của cha mẹ học sinh cũng làm ảnh hưởng một phần tới việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đặc điểm tâm lý học sinh THCS: Học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên, ở giai đoạn phát triển ,đây là lứa tuổi mà các em thích được làm người lớn nên việc hình thành và phát triển nhân cách rất mạnh. Ở lứa tuổi này sự phát triển nhân cách có tính đột biến, tư tưởng thích sống độc lập muốn tự quyết định, chưa làm chủ được bản thân nên dễ hình thành những thói quen, suy nghĩ lệch lạc so với chuẩn đạo đức.Vì vậy yếu tố này cũng có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đội ngũ GVCNL ở các trường THCS là những người được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những người có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học dạy học, giáo dục học để phục vụ cho việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chưa đồng đều, phần lớn GVCN còn trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm; Một số giáo viên còn coi công tác chủ nhiệm lớp là công việc phụ, kiêm nhiệm nên chưa nhiệt tình vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc này.
- Điều kiện cơ sở vật chất thực tế của mỗi trường THCS, sĩ số học sinh/ lớp cũng góp phần ảnh hưởng tới việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng.
1.3.4.2.Các yếu tố chủ quan.
- Nhận thức của người Hiệu trưởng về quản lý, quản lý trường học có ảnh hưởng tới quản lý công tác CNL.
- Uy tín của người Hiệu trưởng nhà trường cũng ảnh hưởng nhiều tới việc quản lý công tác CNL. Nếu người Hiệu trưởng có uy tín với nhân dân, với đồng nghiệp, học sinh thì công tác quản lý trên gặp nhiều thuận lợi còn trái lại sẽ gặp khó khăn .
- Kinh nghiệm của người Hiệu trưởng trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp cũng ảnh hưởng tới việc quản lý công tác này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 1
Quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THCS vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường. Đồng thời Hiệu trưởng phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp, hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông.
Biện pháp quản lý công tác CNL của Hiệu trưởng bao gồm: Xây dựng và phát triển đội ngũ GVCNL và nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác CNL, thực trạng quản lý công tác CNL ở một số trường THCS từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác CNL cho đội ngũ GVCN, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở đó Hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý, tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học để nhà trường vận hành theo đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc quản lý công tác CNL của người Hiệu trưởng tốt sẽ góp phần thực hiện thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thực hiện từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cấp THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2