25 5 Giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 48)

5 Giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh 20 30 50 1.7 6

6 Đánh giá kết quả giáo dục

học sinh 50 30 20 2.3 1

Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng tôi thấy các đồng chí giáo viên tự đánh giá về năng lực thực hiện nội dung công tác CNL chủ yếu ở mức bình thường, có một số nội dung công tác CNL thực hiện tốt:

- Việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh xếp thứ bậc 1; - Lập kế hoạch công tác CNL ở thứ bậc 2;

- Việc tìm hiểu, phân loại học sinh trong lớp, xây dựng tập thể học sinh tự quản ở thứ bậc 3;

Ngược lại, rất ít số GVCNL thực hiện chưa tốt các nội dung công tác CNL.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện xếp thứ bậc 4 ;

- Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xếp thứ bậc 5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế, đa số giáo viên còn lúng túng, đây cũng là vấn đề xuất phát từ thực tế công việc, nội dung của công việc này chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều ở trường sư phạm hoặc chỉ được biết qua lý thuyết.

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy số người làm tốt công tác CNL ít hơn số người còn lúng túng trong công tác này. Điều này cho thấy việc thực hiện nội dung công tác CNL của đội ngũ GVCNL ở các trường chỉ đạt được ở mức trung bình do đó cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nội dung công tác CNL trong lớp chủ nhiệm được tốt hơn.

* Khảo sát về kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác CNL

18%70% 70% 12% 0% Tốt Khá Trung bình Yếu Biểu đồ số 2.1

Giáo viên đánh giá về kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác CNL

* Về kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác CNL thì có : - 18% người được hỏi tự nhận là mình đã làm tốt. - 70% người được hỏi tự nhận là khá.

- 12% người được hỏi tự nhận là trung bình.

Ở biểu đồ trên cho thấy không có người nào được hỏi đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác CNL ở mức độ yếu, điều này cho thấy kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng, kinh nghiệm của đội ngũ GVCN nhà trường ở mức độ trung bình khá là phần nhiều do đó họ cần phải trau dồi thêm về kinh nghiệm trong công tác CNL.

Những GVCNL đã làm tốt công tác chủ nhiệm là những giáo viên có nhiều năm dạy học, nhiều năm làm công tác CNL, hiểu rõ nội dung công việc của mình, say xưa với công việc, yêu nghề, thực sự thương yêu học sinh coi học sinh như con, em ruột của mình. Những GVCNL còn ở mức độ trung bình trong công việc thường là những giáo viên mới ra trường hoặc là những giáo viên đã dạy học nhiều năm nhưng ít được làm công tác CNL.

* Khảo sát về kết quả GD học sinh cá biệt :

46%54% 54% 0% 0% Tốt Khá Trung bình Yếu Biểu đồ số 2.2

Giáo viên đánh giá về kết quả giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL

* Qua biểu đồ trên khi đánh giá về kết quả giáo dục học sinh cá biệt của GVCNL thì: có 46% GVCNL đã giáo dục học sinh cá biệt có kết quả và có 54% GVCNL đã giáo dục học sinh cá biệt có kết quả phần nào và không có GVCNL nào giáo dục học sinh cá biệt lại không có kết quả.

Học sinh cá biệt là những phần tử được liệt vào "sổ đen" của nhà trường. Chính vì vậy trong công tác của mình GVCNL phải thường xuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tâm đến đối tượng này. Để giáo dục học sinh cá biệt GVCNL cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và biết vận dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng tình huống cụ thể.

Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy GVCNL tìm hiểu, phát hiện học sinh cá biệt qua GVCNL cũ, qua GVBM, qua đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đội và học sinh của lớp. Như vậy mức độ quan tâm đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu, giáo dục học sinh cá biệt rất được GVCNL coi trọng. GVCNL đã giáo dục học sinh cá biệt bằng các phương pháp:

- Phương pháp tác động trực tiếp (phương pháp tác động tay đôi) với học sinh cá biệt bằng cảm hoá, thuyết phục hoặc mệnh lệnh bắt buộc học sinh phải thực hiện theo yêu cầu, chấp nhận thực hiện nội qui của trường, của lớp. Phương pháp tác động trực tiếp đem lại kết quả tương đối tốt.

- Phương pháp phối hợp giữa gia đình với nhà trường: Đối với học sinh lười học, mất lòng tin, gặp khó khăn,... GVCNL đã sử dụng phương pháp này.

- Ngoài các những biện pháp trên GVCNL còn sử dụng các phương pháp khác như trò chuyện với phương châm “mưa dầm thấm lâu” để dần cảm hóa đồng thời tin tưởng và giao việc phù hợp nhất cho chính học sinh cá biệt đó để giáo dục. Thực chất của phương pháp này là đề cao mặt tốt, khả năng tốt của học sinh để các em phấn khởi, tự tin ở mình và phát huy cái tốt của bản thân, trên cơ sở đó khắc phục dần những hạn chế của bản thân, tạo điều kiện để các em đóng góp và chứng minh mình có tác dụng cho tập thể chứ không mặc cảm, tự ti.

Giáo dục học sinh cá biệt là công việc khó khăn, người GVCNL phải hiểu rõ đặc điểm đối tượng, hiểu rõ tính chất, mức độ hành vi giúp học sinh sửa chữa, để phát triển hoàn thiện nhân cách. Các phương pháp giáo dục phong phú và có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Do đó GVCNL cần biết lựa chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và kết hợp sử dụng các phương pháp giáo dục cá biệt phù hợp với từng học sinh. Với lòng thương yêu học sinh, trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính kiên trì, lòng vị tha, bao dung, độ lượng, nhạy cảm, giỏi trong chuyên môn, nghiêm khắc và mẫu mực trong cuộc sống, giỏi tổ chức, với nghệ thuật khéo léo; biết tập hợp mọi lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, chắc chắn GVCNL sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.

2.2.2.3. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học sinh (thống kê theo ý kiến đánh giá của học sinh)

Chúng tôi khảo sát 500 học sinh ở 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 của 5 trường THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh về mối quan hệ giữa GVCNL với gia đình học sinh như sau:

Bảng 2.12:

Các hình thức liên hệ giữa GVCNL với gia đình học sinh

STT Hình thức liên hệ Mức độ X Thứ bậc Thường xuyên (3) Ít (2) Không (1) 1 Bằng điện thoại liên lạc trực

tiếp với gia đình học sinh

350 102 48 2.7 1

2 Gửi giấy báo cho cha (mẹ) học sinh thông qua học sinh

300 150 50 2.5 2

3 Đến tận nhà học sinh 40 65 395 1.29 4

4 Mời cha (mẹ) học sinh đến trường

36 200 264 1.544 3

Qua bảng thống kê trên chúng tôi thấy mối quan hệ giữa GVCNL với gia đình học sinh vẫn còn khoảng cách.

Trong các hình thức liên lạc với cha (mẹ) học sinh, các em cho biết: GVCNL gọi điện thoại đến gia đình học sinh thường xuyên là phần nhiều, sau đó đến hình thức gửi giấy báo cho cha(mẹ) học sinh. GVCN đến tận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà học sinh là hạn chế và GVCNL mời cha (mẹ) học sinh đến trường cũng ít.

Qua bảng trên cũng cho thấy mối quan hệ giữa GVCNL và cha(mẹ) học sinh chưa thực sự gắn kết chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh chưa thường xuyên, chưa thống nhất cao trong việc giáo dục học sinh, chủ yếu khi học sinh có vi phạm về đạo đức, vi phạm về nội qui học tập GVCNL mới liên hệ với cha (mẹ) học sinh. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp trong việc thông báo, sự nắm bắt thông tin và thống nhất biện pháp quản lý, giáo dục học sinh. Vì vậy GVCNL phải chú ý khắc phục tình trạng này.

2.2.2.4.Các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp qua nhận xét của học sinh

Bảng 2.13: Học sinh nhận xét về biện pháp giáo dục

STT Nội dung Mức độ Tác động nhiều Tác động ít Không tác động 1

Các hình thức khen thưởng của thầy, cô chủ nhiệm có tác động đến ý thức phấn đấu của các em.

378 (75,6%) 111 (22,2%) 11 (2,2%) 2

Các hình thức kỷ luật của thầy, cô chủ nhiệm có tác động đến ý thức phấn đấu của các em. 421 (84,2%) 66 (13,2%) 13 (2,6%) Qua ý kiến của học sinh cho thấy các biện pháp khen thưởng của GVCNL có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu vươn lên của các em, 75,6% học sinh cho rằng các hình thức khen thưởng giúp các em tiến bộ. Đây là tín hiệu đáng mừng, minh chứng cho các biện pháp giáo dục của GVCNL là hợp lý. Có 84,2% học sinh cho rằng các biện pháp mà GVCNL áp dụng để xử lý học sinh vi phạm có tác động nhiều đến ý thức phấn đấu của các em. Bên cạnh đó vẫn còn một số em cho là các biện pháp mà GVCNL áp dụng để xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý học sinh chưa thật tích cực, chưa làm thay đổi thái độ, nhận thức của học sinh. Điều đó cho thấy trong hoạt động giáo dục, GVCNL cần phải có hình thức kỷ luật hợp lý hơn. Như vậy bên cạnh thái độ nghiêm khắc trong kỷ luật, GVCNL cần có thái độ bao dung, độ lượng, giúp các em hoà nhập với tập thể, xoá bỏ những mặc cảm và hoàn thiện nhân cách của mình.

Qua khảo sát đối với học sinh về việc đánh giá nhận xét của GVCNL đối với học sinh chúng tôi thấy kết quả như sau:

62%34% 34% 4% Khách quan Bình thường Chưa khách quan Biểu đồ số 2.3

Học sinh nhận xét về việc đánh giá nhận xét của GVCNL

Về cách đánh giá của GVCNL: Có 62% học sinh cho rằng đánh giá của GVCNL là khách quan, chính xác; 34% học sinh cho là bình thường và chỉ có 4% học sinh cho là GVCNL đánh giá chưa khách quan. Những con số này hàm chứa những mong muốn, nguyện vọng của các em là muốn GVCNL đánh giá công bằng khách quan hơn. Đánh giá đúng khách quan, sẽ kích thích các em động cơ phấn đấu, hình thành ở các em niềm tin vào khả năng của bản thân, tin tưởng vào tập thể lớp và tin tưởng vào GVCNL.

Ngược lại, nếu GVCNL đánh giá không công bằng sẽ dẫn đến sự nghi kỵ, gây tâm lý, thái độ thờ ơ của học sinh. Vì vậy, người GVCNL phải thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự là một vị quan toà công minh, mẫu mực, có cách nhìn tổng thể, toàn diện, không phiến diện, thiên vị trong đánh giá học sinh.

63%32% 32% 5% Quan trọng Bình thường Không quan trọng Biểu đồ số 2.4

Học sinh nhận xét về các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ

Về hoạt động ngoài giờ lên lớp hầu hết các em học sinh đều cho rằng hoạt động vui chơi, giải trí là hoạt động bổ ích, là sân chơi lành mạnh giúp các em thư giãn sau những giờ học, sau những kỳ thi căng thẳng. Nhưng ở các trường THCS hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Qua đây chúng tôi thấy cũng cần phải xem xét, lưu tâm bởi hoạt động ngoài giờ lên lớp rất bổ ích không những giúp tập thể lớp ngày càng đoàn kết, gắn bó mà còn giúp các em phát huy được năng lực, tính sáng tạo, mở mang thêm nhiều tri thức mới. Do đó hầu hết các em học sinh ở các nhà trường đều mong muốn, kiến nghị với thầy(cô) giáo, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Theo ý kiến của các em có 63% khẳng định các hoạt động đó là quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em và có 32% học sinh cho là bình thường, cũng còn có 5% học sinh cho là không quan trọng, không có tác dụng đến phát triển nhân cách học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44% 50% 6% Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

Biểu đồ số 2.5

Học sinh nhận xét về hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn-Đội

Đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp: 44% học sinh cho là hiệu quả; 50% cho là hoạt động bình thường và có 6% học sinh cho là đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đội hoạt động không hiệu quả. Một số học sinh còn khẳng định nếu thay hoặc bầu thêm những bạn có năng lực, lòng nhiệt tình vào đội ngũ cán bộ lớp thì phong trào lớp sẽ có nhiều tiến bộ. Trong trường hợp này GVCNL phải cân nhắc, lắng nghe, tham khảo những ý kiến của giáo viên bộ môn, của học sinh trong lớp để chọn những học sinh thực sự có năng lực, có khả năng quản lý tốt, vì những học sinh này sẽ là người thay GVCNL quản lý lớp. Để giúp cán bộ lớp hoạt động có hiệu quả, GVCNL cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ này. Đồng thời động viên những cố gắng của các em, bảo vệ, xây dựng, phát triển uy tín của các em với tập thể. Đội ngũ cán bộ lớp càng có năng lực tổ chức quản lý và gương mẫu trong mọi mặt với tập thể bao nhiêu thì hoạt động giáo dục của lớp, của giáo viên chủ nhiệm càng có hiệu quả bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)