Biện pháp 4 Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 71)

giáo dục trong và ngoài nhà trường

3.2.4.1. Mục đích.

Thực hiện tốt biện pháp này nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp, tạo môi trường đồng bộ, thống nhất trong việc giáo dục học sinh.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Công tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động phức tạp, để làm được tốt công việc này thì một mình người GVCNL hay một mình người Hiệu trưởng nhà trường không thể quản lý, tác động tới tập thể học sinh về mọi mặt. Muốn xây dựng và phát triển nhân cách học sinh toàn diện thì cần có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục khác như: Với BGH nhà trường, với giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội, Hội cha mẹ học sinh, …

- Hiệu trưởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường để làm tốt công tác giáo dục học sinh.

- Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức các hoạt động liên quan giữa GVCNL với lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống quê hương, công tác an ninh trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu

Công tác CNL ở một lớp không tách khỏi công tác CNL của toàn trường. Vì vậy, phải có sự phối hợp giữa Ban giám hiệu và các GVCNL trong toàn trường. Các GVCNL cần thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu. Đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị với lãnh đạo nhà trường cùng phối hợp, thống nhất tác động sư phạm đối với cả lớp và từng học sinh khi gặp khó khăn. Mặt khác khi được GVCNL báo cáo về tình hình học sinh, lãnh đạo nhà trường phải nhanh chóng hội ý, cùng tìm biện pháp giải quyết.

Bước 2. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với các giáo viên bộ môn

Trong nhà trường cần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa GVCNL và giáo viên bộ môn dạy ở lớp đó trong việc giáo dục học sinh. Cần nhận thức rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ chung của Hội đồng trường, giáo viên bộ môn không đứng ngoài công tác này. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCNL với giáo viên bộ môn dạy ở lớp với những biện pháp cụ thể là: - Thống nhất các yêu cầu giáo dục đối với học sinh; nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Theo dõi thường xuyên, nắm tình hình học tập của học sinh qua giáo viên bộ môn và thông báo cho giáo viên bộ môn biết các nội dung trọng tâm trong công tác giáo dục học sinh của lớp ở từng thời kỳ.

- Chia xẻ với giáo viên bộ môn để họ có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh các học sinh có khó khăn về học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn để cùng hỗ trợ và phối hợp tác động tới lớp và tới từng học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 3. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với tổ chức Đoàn- Đội và các đoàn thể khác trong nhà trường

- Hiệu trưởng cần thông qua các cuộc họp chi bộ để nêu ý kiến chỉ đạo chi đoàn giáo viên, Đội TNTP HCM phối hợp với GVCNL xây dựng và tổ chức nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú để các em có thêm vốn hiểu biết về cuộc sống, tự nhiên, xã hội, môi trường...

Do đặc điểm tâm lý học sinh các em rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể cho nên cần định hướng cho GVCNL cùng phối hợp Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trong nhà trường xây dựng và tổ chức các hoạt động tập thể (Hoạt động văn hoá, văn nghệ; Các hoạt động xã hội, quyên góp ủng hộ; Tham gia xây dựng bảo vệ môi trường; Tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội đang xâm nhập học đường, …).

Trong các hoạt động này, GVCNL giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ, tổ chức, điều khiển, quản lí còn Tổng phụ trách Đội TNTP HCM nhà trường đóng vai trò là người bao quát chỉ đạo, phối hợp chung các hoạt động trong nhà trường. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nâng cao nhận thức về xã hội, về ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước. Từ đó hình thành cho học sinh thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức giúp đỡ cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bước 4. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với Hội cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp

- Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng trong nhà trường mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng ngoài nhà trường trước hết là gia đình. Vì vậy, nhà trường cần chỉ đạo sự phối hợp giữa GVCNL với Hội cha mẹ học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh, bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh : lựa chọn những người nhiệt tình, có thời gian, có uy tín trong cộng đồng dân cư để họ có điều kiện quan tâm, giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần.

+ Xây dựng kế hoạch định kỳ cho GVCNL thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động, tu dưỡng,... Đồng thời yêu cầu gia đình thông báo kịp thời với GVCNL về tình hình học tập, sinh hoạt, diễn biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, cộng đồng dân cư,...để từ đó phối hợp giáo dục.

- Nhà trường cùng với GVCNL tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho các bậc cha mẹ học sinh về các kiến thức tâm lý học, giáo dục học để cùng nhà trường giáo dục học sinh, tổ chức bồi dưỡng kiến thức giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh.

Bước 5. Chỉ đạo phối hợp giữa GVCNL với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương

- Tạo mối quan hệ mật thiết với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng,... bằng các hình thức như: kết nghĩa, đỡ đầu, bảo trợ,...

- Nhà trường mời các bậc lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang đến nói chuyện truyền thống nhân dịp các ngày lễ lớn như: 22/12, 3/2, 30/4, 7/5,...để giáo dục truyền thống cho học sinh.

- Nhà trường chủ động trong việc kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tổ chức mạng lưới thông tin để nắm bắt tình hình học sinh ở ngay trong cộng đồng, ngoài những giờ các em học tập tại trường. Để kịp thời phối hợp giáo dục học sinh khi phát hiện thấy học sinh có vi phạm, cần có những biện pháp xử lý cụ thể.(Ví dụ: Phối hợp với công an phường, xã, tổ dân phố...). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như: tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện trọng đại do địa phương tổ chức.

+ Tham gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn". + Tham gia các hoạt động từ thiện: ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, đồng bào khó khăn vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ các trường trẻ em khuyết tật.

+ Tham gia các hoạt động công ích (giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp...). Qua các hoạt động đó vừa giúp học sinh có thêm những hiểu biết về xã hội, cuộc sống, vừa góp phần đẩy mạnh hoạt động văn hoá, chính trị ở địa phương. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và chính quyền địa phương, xây dựng được uy tín trong nhân dân, thu hút sự chú ý của cộng đồng, để từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động cộng đồng cùng chăm lo, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường như : trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường, xây dựng sân chơi, bãi tập cho học sinh... nhằm giúp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường cả về con người và vật chất.

- Nhà trường xây dựng nội quy, quy chế quy định các lực lượng có trách nhiệm tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp, tạo công cụ pháp lý rõ ràng giúp người Hiệu trưởng quản lý công việc này.

- Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng lực lượng tham gia trong hoạt động chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 71)