Biện pháp 6 Kiểm tra, đánh giá công tác CNL trên cơ sở hiệu quả công tác

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 76)

quả công tác

3.2.6.1. Mục đích

Biện pháp này nhằm giúp người Hiệu trưởng và các GVCNL nắm bắt được kịp thời tình hình học sinh, mức độ thực hiện kế hoạch các hoạt động giáo dục để khen, chê kịp thời. Bên cạnh đó giúp người Hiệu trưởng điều chỉnh công tác chủ nhiệm lớp cho phù hợp. Đây cũng là biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp hàng ngày của các lớp: nề nếp đi học đúng giờ, trực nhật, thể dục giữa giờ, bảo vệ của công.

- Kiểm tra các thủ tục hành chính của GVCNL đối với tập thể lớp: Ghi chép theo quy định các loại sổ sách, …

- Tìm hiểu, kiểm tra hoạt động trong tập thể lớp, các phong trào văn nghệ, thể thao.

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh trong lớp ở cuối kỳ, cuối năm học.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra

- Cần xây dựng chuẩn đánh giá GVCNL giỏi, tiêu chí đánh giá.

- Dựa vào kế hoạch được giao cho từng lớp, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp trong từng tháng.

Bước 2. Kiểm tra thường xuyên, đột xuất

- Căn cứ vào những quy định cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của lớp, của trường thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghe GVCNL báo cáo về những hoàn cảnh đặc biệt của những học sinh trong lớp để đưa ra những giải pháp giúp GVCNL điều chỉnh công tác chủ nhiệm.

- Kiểm tra đột xuất các giờ sinh hoạt lớp ở cuối tuần để đánh giá việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

Bước 3. Trao đổi, góp ý với đội ngũ GVCNL

- Để làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra thì sau mỗi lần kiểm tra, Hiệu trưởng chỉ ra được những ưu, khuyết điểm của GVCNL trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, dành thời gian cho họ sửa chữa khuyết điểm.

Bước 4. Xây dựng hệ thống thông tin trong công tác CNL

- Hiệu trưởng giúp GVCNL tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Chú ý dòng thông tin xuôi, phản hồi trong quản lý.

- Hiệu trưởng chủ động nhận kế hoạch thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin kịp thời, chính xác, hợp lý, đảm bảo thông tin được thông suốt.

Việc xây dựng hệ thống thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp giúp người Hiệu trưởng nắm bắt kịp thời tình hình cụ thể của lớp và GVCNL tương ứng, biết được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý chính xác thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng được các tiêu chí, ban hành quy chế, chức năng hoạt động cụ thể, rõ ràng của từng bộ phận trong nhà trường.

- Có sự phối hợp chặt chẽ và sự tạo điều kiện thuận lợi của các bộ phận trong nhà trường đặc biệt là bộ phận thanh tra nhân dân.

- Muốn đánh giá chính xác cần có sổ ghi chép đầy đủ theo thời gian. - Muốn đánh giá khách quan, công bằng cần lắng nghe ý kiến của tập thể cán bộ giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, để đảm bảo được tính khách quan, công bằng, trong công tác kiểm tra, đánh giá công tác CNL thì ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cụ thể dựa trên các văn bản do Bộ giáo dục đào tạo ban hành.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thcs huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 76)