Tăng cường vai trò chủ đạo của Công ty Mẹ Tập đoàn:

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 161 - 163)

Xác định rõ vai trò của công ty Mẹ - Tập đoàn trong việc kiểm soát các quyết định quan trọng liên quan đến quá trình phát triển của Tập đoàn. Mặt khác, Tập đoàn cần có những quyết định nhằm kiểm soát được chiến lược và ngành nghề kinh doanh thông qua việc:

Công ty mẹ thực hiện vai trò là đầu mối xây dựng chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn, thực hiện việc phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch, các công ty thành viên được giao kế hoạch kinh doanh và chịu sự giám sát của công ty mẹ để đánh giá hiệu quả kinh doanh; xây dựng chính sách phân chia lợi nhuận của Tập đoàn.

Công ty mẹ - Tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn, định hướng trong việc tìm kiếm và bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các công ty mà Tập đoàn chiếm 100% vốn.

Mặt khác, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần thực hiện tốt các giải pháp về định hướng quản lý các công ty thành viên sao cho chất lượng chuỗi cung ứng của Tập đoàn từ khâu thiết kế, sản xuất, may đến phân phối đạt hiệu quả cao như mong muốn, từng bước nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm của Tập đoàn.

Từng bước xây dựng cơ chế quản lý tài chính, định hướng cho các công ty thành viên đủ vốn thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.

+ Trường hợp tại các công ty thành viên mà VINATEX nắm giữ cổ phần chi phối và nắm 100% vốn sử dụng các biện pháp nhằm quản lý tốt nguồn vốn, lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm để chỉ đạo và xây dựng chiến lược kinh doanh khoa học, hợp lý xứng đáng là những đơn vị nòng cốt của Tập đoàn, phát triển theo định hướng của Tập đoàn

+ Đối với các công ty liên doanh, liên kết, căn cứ vào Hội đồng cổ đông. Hội đồng cổ đông là đại diện hợp pháp phần vốn của các cổ đông truyền đạt những chủ trương, định hướng phát triển của công ty mẹ - VINATEX và luôn bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại các công ty trên.

- Tng bước sp xếp li b máy qun lý và cơ quan điu hành ti Tp đoàn Dt May Vit Nam cho phù hp vi điu kin hi nhp quc tế.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần xác định rõ vai trò của Thành viên Hội đồng, thành viên Tập đoàn khỏi trách nhiệm điều hành kinh doanh. Từng bước xây dựng cho mình một đội ngũ lãnh đạo và nhân sự của Tập đoàn gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ Tập đoàn.

Các công ty thành viên được Tập đoàn tổ chức sắp xếp lại thành những nhóm ngành kinh doanh khác nhau nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh giữa các thành viên trong Tập đoàn, khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh chung của Tập đoàn.

Tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của công ty mẹ - Tập đoàn trong quá trình điều hành hoạt động của VINATEX

Công ty mẹ - Tập đoàn (VINATEX) sẽ hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty TNHH MTV, trong đó chủ sở hữu là Nhà nước, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn tuân thủ Luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn do Chính phủ phê duyệt. Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng

Chính phủ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH đối với Tập đoàn và được thể hiện như sau:

Một là: Hội đồng thành viên Tập đoàn có 05 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, trong Hội đồng thành viên Tập đoàn có Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn và 04 thành viên chuyên trách. Hội đồng thành viên Tập đoàn là cơ quan đại diện theo sự ủy quyền của CSH Nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Hai là: Thay mặt Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hội đồng thành viên Tập đoàn có toàn quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến chiến lược phát triển, quyền lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn.

Ba là: Thành lập cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam:

Cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn bao gồm Tổng Giám đốc và 07 Phó Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn theo kế hoạch và mục tiêu xác định. Cơ quan Tổng Giám đốc thực hiện chiến lược kinh doanh của Tập đoàn căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng thành viên Tập đoàn và điều lệ hoạt động của Tập đoàn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)