- Phương thức giám sát tài chính
1.3.1. Kinh nghiệm của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giớ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các TĐKT tham gia hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới, điều đó đòi hỏi lãnh đạo Tập đoàn cần phải xây dựng cho mình bước đi đúng đắn, khoa học với mục tiêu phát triển Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu trên, các TĐKT đã xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với trình độ và khả năng của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn.
Để hình thành cơ chế quản lý tài chính khoa học hợp lý, đòi hỏi phải có đội ngũ lãnh đạo có trình độ về quản lý kinh tế, am hiểu tình hình kinh doanh của Tập đoàn. Vì vậy, tri thức quản lý tài chính trong TĐKT là một tất yếu khách quan trong quá trình đầu tư và kinh doanh của Tập đoàn. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì lãnh đạo Tập đoàn không thể nhìn nhận một cách chính xác những gì diễn ra trên những dự án đầu tư và những kế hoạch kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Từ vấn đề trên cho thấy, quản lý tài chính trong các TĐKT và các công ty thành viên trong Tập đoàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý Tập đoàn, nó bao gồm; xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện tốt các dự án SXKD, tập trung theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các kế hoạch tài chính, quản lý tình hình công nợ khách hàng, của các đối tác kinh doanh báo
cáo lên các cấp lãnh đạo của Tập đoàn. Đây là những công việc rất cần thiết cho quản lý trong việc xác định nguồn tài chính của TĐKT và các công ty thành viên.
Sau đây chúng ta có thể xem xét kinh nghiệm của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giới về việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn.