HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 126 - 129)

- Nhàn ước thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với Tập đoàn DệtMay Việt Nam và các công ty thành viên

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

3.1. CHIN LƯỢC PHÁT TRIN TP ĐOÀN DT - MAY VIT NAM 3.1.1 Định hướng chiến lược phát trin Tp đoàn Dt May Vit Nam 3.1.1 Định hướng chiến lược phát trin Tp đoàn Dt May Vit Nam 3.1.1.1. Sn phm

Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợđể cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.

Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông nhằm tăng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.

3.1.1.2 Đầu tư và phát trin sn xut

- Đối với các doanh nghiệp may trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ.

3.1.1.3. Bo v môi trường ca Tp đoàn Dt May Vit Nam

- Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các quy định pháp luật về môi trường.

- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.

- Tập đoàn cần triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountabilty 8.000 –đưa ra các yêu cầu và quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu).

- Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.

- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1.4 Chiến lược phát trin Tp đoàn Dt May Vit Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2011 -2020, mục tiêu của chiến lược là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Thực hiện quá trình CNH - HĐH theo hệ thống nền kinh tế mở là chấp nhận quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa nước ta với các nước trong khu vực. Xuất phát điểm của nước ta còn thấp, các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng quy mô SXKD chưa tương xứng với tiềm năng cho nên việc giành chỗ đứng trên thị trường thế giới tất yếu gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải trở thành một Tập đoàn có quy mô lớn và rất lớn, với trình độ trang bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến, đồng bộ đồng thời phải có các nhà quản lý giỏi, tài năng, đủ sức mạnh cạch tranh trên thị trường trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, đảm nhận vai trò quan trọng trong lĩnh vực Dệt May của Việt Nam.

Việc sắp xếp Tập đoàn Dệt May Việt Nam chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con và tiến tới xây dựng Tập đoàn Dệt May Việt Nam trở thành một Tập đoàn mạnh, đa dạng hóa hình thức sở hữu về vốn (chuyển từ sở hữu 100% nhà nước về vốn sang đa sở hữu về vốn đồng thời có cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con ). Từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh từ kinh doanh đơn ngành sang kinh doanh đa ngành song cần trú trọng phát triển ngành nghề chính của mình là lĩnh vực Dệt May.

Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được lĩnh vực Dệt May của Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thời gian qua Tập đoàn và các công ty thành viên đã nỗ lực không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước và là một trong những đơn vị kinh tế làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủđộng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế có hiệu quả.

Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên trong Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay là một căn cứ quan trọng làm cơ sởđể Tập đoàn tiến hành xây dựng các cơ chế chính sách tài chính nói chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng như: Cơ chế tạo lập và huy động vốn; cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong Tập đoàn; cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, và lợi nhuận; cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính trong Tập đoàn thúc đẩy quá trình phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động đúng nghĩa của nó, tăng khả năng tích tụ vốn và tăng năng lực cạch tranh của Tập đoàn trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.1.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam 3.1.2.1 Quan điểm phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam 3.1.2.1 Quan điểm phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2010 được xây dựng trên một số quan điểm sau:

Một là: Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)