- Về nộp Ngân sách Nhàn ước: Hàng năm Tập đoàn DệtMay Việt Nam đóng góp hàng trăm tỷđồng cho Ngân sách Nhà nước Năm 2008 nộp NSNN đạt 525 t ỷ đồ ng,
2.2.1.1 Huy động vốn từ Ngân sách Nhàn ước
Căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP
ngày 05/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 71/2013NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cho thấy Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu trong quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nguồn vốn NSNN cấp khi thành lập Tập đoàn có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự hình thành và tiềm lực tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Chính phủ cấp là 3.400 tỷđồng. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là Tổng giám đốc. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
* Cơ chế giao nhận vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam phụ thuộc vào những vấn đề sau:
+ Mục tiêu kinh doanh và vai trò của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong những lĩnh vực, ngành nghề mà Tập đoàn tham gia vào hoạt động kinh doanh.
+ Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi HĐKD mà Tập đoàn được Nhà nước giao. + Tình hình và khả năng tài chính của NSNN trong từng giai đoạn cụ thể.