Tính linh hoạt

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 30 - 33)

Tất cả những hoạt động của TĐKT đều chịu tác động và chi phối của những quy luật khắt khe của thị trường. Vì vậy, nó phải luôn được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh doanh cụ thể nhằm đảm bảo tính thích ứng với những thay đổi của các phương pháp và công cụ tài chính, từng bước phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính đối với mục đích kinh doanh của TĐKT trong từng giai đoạn nhất định.

Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế làm cho nó phù hợp, hiệu quả hơn với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn kinh tế chính là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế.

1.2.2 Ni dung ch yếu cơ chế qun lý tài chính ca tp đoàn kinh tế

Phần lớn các Tập đoàn kinh tế trên thế giới đều được hình thành ở các nước có nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động tài chính của các TĐKT đều tập trung trên thị trường tài chính (hoạt động kinh doanh vốn, tiền tệ, ngoại hối …), các hoạt động này dựa trên các công cụ tài chính rất phong phú và đa dạng. Vậy, cơ chế quản lý tài chính của TĐKT cần phải xây dựng các nội dung sao cho phù hợp với quy mô, trình độ và khả năng của Tập đoàn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, các TĐKT trên thế giới hình thành dưới hình thức đa sở hữu (công ty cổ phần) nó có thể

tồn tại dưới hình thức là các công ty tư nhân và Nhà nước.

Vậy, cơ chế quản lý tài chính TĐKT là tổng thể các công cụ, chính sách tài chính được hình thành và thực hiện thông qua các giải pháp tài chính dựa trên mối quan hệ biện chứng tạo nên một cơ chế thống nhất giữa các thành viên trong Tập

đoàn. Nó phản ánh mối quan hệ của chủ sở hữu đối với mọi hoạt động của TĐKT, và mối quan hệ trong nội bộ Tập đoàn với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển SXKD của TĐKT. Từ những vấn

đề trên ta có thể thấy cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT được thể hiện một số

nội dung cơ bản sau:

1.2.2.1 Cơ chế huy động và to lp vn ca tp đoàn kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ chủ thể kinh tế nào đều phải có một lượng vốn nhất định, vốn là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại của các chủ thể kinh tế nói chung, Tập đoàn kinh tế nói riêng.

Nhu cầu về vốn tại các TĐKT luôn là một vấn đề bức thiết trong việc Tập đoàn muốn mở rộng quy mô SXKD. Mặt khác, việc sử dụng vốn trong các TĐKT còn nhằm mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính của các TĐKT, cơ chế tạo lập, huy động vốn giữ một vai trò hết sức quan trọng, tiềm lực và khả năng của Tập đoàn phụ thuộc tổng lượng vốn mà Tập đoàn huy động được thông qua các kênh huy động vốn khác nhau. Một cơ chế tạo lập và huy động vốn trong các TĐKT không khoa học, hợp lý sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho Tập đoàn và các thành viên, điều đó tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển, cũng như việc thực hiện các mục tiêu hoạt động của toàn Tập đoàn và với từng thành viên trong tập đoàn.

Nguồn hình thành vốn của TĐKT thường được hình thành từ các nguồn cơ bản sau đây:

(1) Nếu xét theo phạm vi huy động, vốn của các TĐKT được huy động từ các nguồn sau :

Một là: Nguồn vn huy động trong nước

+ Vn ch s hu đóng góp ban đầu khi thành lp TĐKT, nguồn vốn này được hình thành thông qua hình thức góp vốn cổ phần, vốn góp. Nếu TĐKT có nhiều đồng chủ sở hữu thì cổ phần chi phối do cổđông chi phối nắm giữ.

+ Vn do các tp đoàn t tích lu: Các TĐKT hoàn toàn tự chủ trong việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách vốn hoá một phần lợi nhuận sau thuế thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu tập đoàn để tái đầu tư.

+ Vn huy động trên th trường tài chính: Các TĐKT tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn hình thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán nếu đủ điều kiện theo quy định của luật pháp. Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể về chủ quan và khách quan, các TĐKT có thể huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, hoặc phát hành trái phiếu thông qua công ty tài chính của tập đoàn, hoặc Công ty mẹ và Công ty con trực tiếp thực hiện.

+ Ngoài các ngun vn trên, các TĐKT còn có thể mở rộng quy mô, tăng cường sức mạnh của Tập đoàn thông qua việc sáp nhập, hợp nhất các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng sản xuất những sản phẩm theo một quy trình công nghệ tương đối giống nhau, trên cơ sở tự nguyện để tạo nên một TĐKT có quy mô lớn với tiềm lực kinh tế mạnh hơn trước, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của TĐKT trong nền kinh tế.

Hai là: Tạo lp và huy động vn t ngun vn ngoài nước.

Các TĐKT có thể thu hút vốn đầu tư thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, gọi vốn liên doanh liên kết hay phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường tài chính quốc tế hoặc vốn vay nước ngoài. Việc huy động vốn từ bên ngoài của các TĐKT thông qua thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp tự huy động nhờ sức hấp dẫn về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn.

(2) Nếu xét theo quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn của tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ (các khoản nợ phải trả).

+ Ngun vn ch s hu: Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của TĐKT;

nó được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn và thường xuyên được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn CSH thường bao gồm số vốn góp của các CSH và nguồn vốn TĐKT tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Trong các TĐKT, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự đóng góp của các nhà đầu tư thông qua hình thức góp vốn bằng tiền, hiện vật hay bằng bản quyền sở hữu công nghiệp. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư và hình thức pháp lý tổ chức của CTM và các doanh nghiệp thành viên.

Trong TĐKT, quy mô và tỷ lệ vốn góp của CTM vào các CTC, hoặc CTC góp vốn tạo lập ra công ty cháu sẽ quyết định vị thế của CTM trong Tập đoàn kinh tế trên cơ sở nắm giữ cổ phần đa số, hay cổ phần chi phối, chủ sở hữu dùng một phần vốn của mình đểđầu tư trực tiếp hay góp cổ phần chi phối hoạt động và quyết định mức sở hữu của chủ sở hữu đối với bản thân TĐKT.

Ngoài ra, hàng năm các Tập đoàn kinh tế còn dành một phần lợi nhuận sau thuế của mình để tăng thêm vốn chủ sở hữu phục vụ quá trình SXKD và mở rộng quy mô kinh doanh của Tập đoàn kinh tế.

+ Các khon n phi tr ca TĐKT (ngun vn n): ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các TĐKT còn sử dụng các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn vốn từ bên ngoài thông qua việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng, vay từ việc phát hành trái phiếu, các khoản vốn chiếm dụng, bao gồm:

- Nợ ngắn hạn: Đây là những khoản vay và vốn chiếm dụng của Tập đoàn có thời hạn dưới một năm. Khoản vốn này thường dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)