Cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn DệtMay Việt Nam phải phù h ợp với mô hình tổ chức, đặc điểm hoạt động của Tập đoàn Dệ t May và phù

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 132 - 133)

M ột là: Phát triển Tập đoàn Dệtay Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm Tạo điều ki ệ n cho

B ốn là:Tập đoàn DệtMay Việt Nam từng bước đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong Tập đoàn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài n ướ c để

3.2.1 Cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn DệtMay Việt Nam phải phù h ợp với mô hình tổ chức, đặc điểm hoạt động của Tập đoàn Dệ t May và phù

hp vi các thông l, chun mc quc tế trong quá trình hi nhp

Mô hình và cơ cấu tổ chức hoạt động của TĐKT nói chung, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp độc lập, vì thế cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn - Dệt May Việt Nam cũng khác so với cơ chế quản lý tài chính từng doanh nghiệp thành viên độc lập trong Tập đoàn. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam vừa phải đảm bảo tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn Dệt - May Việt Nam thông qua vai trò của công ty mẹ, vừa phải phát huy được tính độc lập, tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên với tư cách là pháp nhân kinh tế độc lập trong Tập đoàn.

Theo đó, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trên góc độ quản lý nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo sự tách bạch giữa nội dung quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu với quản trị kinh doanh của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam; vừa mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, tự chịu tránh nhiệm của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ sở hữu nhà nước và của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Trên góc độ quản trị nội bộ của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cần đảm bảo phát huy được vai trò hạt nhân, nòng cốt của công ty mẹ Tập đoàn trong việc hoạch định chiến lược phát triển và phối hợp, liên kết thực hiện chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn đối với các doanh nghiệp thành viên. Công ty mẹ phải vừa phát huy được tối đa năng lực hoạt động của từng doanh nghiệp thành viên, vừa nhân lên

sức mạnh của toàn Tập đoàn thông qua thực hiện các mối quan hệ hợp tác và liên kết kinh tế về kỹ thuật công nghệ sản xuất, về thị trường cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, về phân phối sử dụng các nguồn lực trong toàn tập đoàn sao cho hiệu quả nhất, về sử dụng thương hiệu chung của Tập đoàn.

Trong điều kiện nền kinh tế đã có sự hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cơ chế quản lý tài chính đối với các TĐKT cũng phải phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, các cam kết theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và được thực hiện theo một lộ trình phù hợp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)