Nguồn vốn huy động tại Tập đoàn DệtMay Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 96 - 99)

- Quá trình giao nhận vốn tại Tập đoàn DệtMay được thực hiện qua một số bước cơ bản sau:

2.2.1.3 Nguồn vốn huy động tại Tập đoàn DệtMay Việt Nam

Trong quy chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ, và Nghị định 71/2013NĐ- CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, quy định vai trò, quyền hạn của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty trong việc huy động vốn theo quy định của luật pháp và được cụ thể hóa như sau: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như huy động vốn từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian, các công ty tài chính, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hay huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các hình thức vay khác…

Với mục tiêu là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc huy động vốn, quá trình huy động vốn của Tập đoàn không làm thay đổi hình thức sở hữu của Tập đoàn và mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước ta.

Trong tình hình hiện nay, nhu cầu về vốn của Tập đoàn là rất lớn, mục tiêu phát triển của Tập đoàn là trở thành một Tập đoàn kinh tếđa quốc gia có khả năng đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn trên thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong quá trình hình thành và phát triển nhu cầu về vốn đầu tư của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng (bảng 2.8).

Bảng 2.8: Nhu cầu vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng

Vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May VN Các dự án đầu tư Tổng vốn đầu 2009- 2011 2012 -2013 Sợi 5.372 1.381 3.991 Dệt nhuộm 543,7 82,7 461 May 2.496 968 1.528 Di dời 2.878 * 2.878 2.878 Khác 2.001 929 1.072 Tổng 13.290,7 6.238,7 9.930

Nguồn: Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Biu 2.9: Nhu cu vn đầu tư ti Tp đoàn Dt May Vit Nam (tđồng)

Số liệu trong bảng 2.8 cho thấy nhu cầu về vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong 4 năm qua là 13,290.7 tỷ đồng, điều đó cho thấy để trở thành một Tập đoàn mạnh thì Tập đoàn phải có một lượng vốn rất lớn, vì trong mọi hoàn cảnh của nền kinh tế Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn được coi là xương sống trong lĩnh vực Dệt May, cho nên Nhà nước cần phải có cơ chế riêng cho Tập đoàn trong việc ưu tiên nguồn lực tài chính để phục vụ cho quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất từng bước phát triển Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trở thành Tập đoàn đa quốc gia có đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn trong nước và trên thế giới. Để thực hiện được những vấn đề trên đòi hỏi Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải lựa chọn những hình thức huy động vốn sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của mình nhưng phải tuân thủ những quy định của luật pháp. [28]

Hiện nay Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng một số hình thức huy động vốn chủ yếu sau:

Thứ nhất: Huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước

Mục tiêu của Nhà nước ta là đưa nước ta trở thành một nước công nông nghiệp phát triển, để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra một chính sách tín dụng ưu tiên cho các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm, vốn vay từ NSNN cấp kinh phí cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam trung bình 170 tỷ đồng/năm. Với nguồn kinh phí trên cho thấy Nhà nước đã quan tâm phần nào đến sự phát triển của Tập đoàn. Vì vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn được coi là những đơn vị kinh tế đầu tàu của nền kinh tế. Chính sách tín dụng được Nhà nước tạo điều kiện cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng có đủ vốn để thay đổi công nghệ sản xuất, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, từng bước mở rộng quy mô SXKD đạt hiệu quả kinh tế cao, trở thành những đơn vị giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế quốc dân, từng bước góp phần phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc huy động vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải một số nguyên nhân sau:

Một là: Nguồn vốn tín dụng nhà nước hiện nay chịu sự quản lý của nhiều đầu mối khác nhau.

Hai là: Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, việc quản lý nguồn vốn tín dụng luôn thay đổi và được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được hưởng nguồn vốn đầu tư tín dụng nhưng lãi suất luôn thay đổi, không ổn định. Các khoản vốn vay này thường không được như mong muốn của Tập đoàn về khối lượng vốn vay, thời hạn vay và cơ cấu nguồn vốn vay của Tập đoàn cũng thường xuyên thay đổi,…

Ba là: Chính sách tín dụng của Nhà nước ta chưa ổn định, luôn thay đổi và còn nhiều bất cập cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế.

Bốn là: Nhà nước cần thực hiện việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng một cách hợp lý phù hợp với nhu cầu và trình độ của Tập đoàn trong từng giai đoạn cụ thể để Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này.

Thứ hai: Hình thức huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy nguồn vốn tín dụng đối với Tập đoàn là một trong những nguồn vốn vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã tạo thuận lợi cho các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng có thể tự khai thác nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau của nền kinh tế như:

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 96 - 99)