Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn Petronas

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 51 - 53)

Mặc dù Petronas là một Tập đoàn có một hệ thống các định chế tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,… hoạt động rất hiệu quả, hàng năm mang lại cho Petronas một khoản lợi nhuận không nhỏ. Việc quản lý tài chính của Tập đoàn Petronas lại được tập trung ở bộ máy điều hành Tập đoàn tức là Cục tài chính, do vậy tổ chức tài chính của Petronas khá lớn, dưới Tổng Giám đốc phụ trách tài chính là cục tài chính gồm 06 bộ phận liên quan bao gồm:

+ Bộ phận tài chính + Bộ phân ngân khố

+ Bộ phận Kế toán và dịch vụ + Bộ phận đấu thầu và hợp đồng + Bộ phận bảo hiểm và quản lý rủi ro

+ Bộ phận Quản lý nguồn thông tin về kinh tế tài chính Mục tiêu của cục tài chính

+ Bảo đảm tỷ lệ hoàn vốn đầu tưđặt ra

+ Quản lý tỷ giá hối đoái, bảo toàn vốn và tài sản

+ Bảo đảm vốn cho đầu tư dài hạn và ngắn hạn, đồng thời bảo hiểm các rủi ro trong đầu tư

+ Xem xét, phân tích các hoạt động của Tập đoàn, đưa các khuyến nghị và yêu cầu đầu tưđúng đắn

+ Cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác cho các hoạt động trong và ngoài nước của Tập đoàn và các công ty thành viên

Nhim v ca T chc tài chính rt quan trng, nó nh hưởng ln đến s phát trin ca Tp đoàn và hiu qu ca các hot động kinh doanh đó là:

+ Xây dựng, phát triển các chính sách, thể thức và hướng dẫn hoạt động tài chính của Tập đoàn

+ Tổng hợp chiến lược và kế hoạch kinh doanh

+ Bảo đảm các nguồn tài chính cho các yêu cầu về vốn với các điều kiện huy động vốn với chi phí rẻ nhất, an toàn nhất

+ Quản lý các khoản nợ, quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và chênh lệch giữa các đồng tiền sử dụng, rủi ro giá cả.

+ Quản lý buôn bán chứng khoán. Sử dụng nguồn quỹ của Tập đoàn đạt hiệu quả cao nhất

Ngay từ những năm đầu thành lập, Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas đã xác lập được chiến lược và các chính sách thu hút vốn phù hợp và đã tạo ra nhiều kênh huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình như vay trực tiếp từ các ngân hàng trong nước; liên doanh liên kết với các Công ty trong nước; huy động vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới, Petronas bắt đầu tiến hành mở rộng các hoạt động trên thị trường quốc tế từ những năm 1990.

Hiện nay Petronas có hơn 100 công ty trực thuộc và công ty liên doanh trên 35 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Á, Trung Á, Trung Đông, Úc và Châu Mỹ La Tinh. Hiện nay Petronas đang sở hữu hai nhà máy lọc dầu trong nước là Melaka và Kerth; có đường ống dẫn khí xuyên bán đảo dài 1.700 km; đang quản lý trên 2.000 cây xăng trong và ngoài nước (trong đó có trên 600 cây xăng trong nước Malaysia) và hàng loạt hệ thống các kho đầu nguồn chứa khi hóa lỏng, các nhà máy đóng nạp bình Gas và phân phối tại một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,…

Bên cạnh việc củng cố và duy trì trữ lượng khai thác dầu khí trong nước, Petronas rất chú trọng tới việc triển khai các hoạt động tìm kiếm những nguồn dầu mỏ ở nước ngoài, sẵn sàng hợp tác dưới mọi hình thức như tự đầu tư, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh…. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Petronas được tập trung vào việc củng cố và duy trì trữ lượng dầu khí ở trong nước và đẩy mạnh tìm kiếm những nguồn dầu mỏ từ nước ngoài. Trữ lượng dầu khí hiện nay ở trong nước của Petronas dự kiến còn khoảng 4,5 tỷ thùng dầu và 89.000 tỷ feet khối khí tiêu chuẩn, 4,7 tỷ thùng ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)