Ập đoàn DệtMay Việt Nam từng bước thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế nước ngoà

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 138 - 149)

M ột là: Phát triển Tập đoàn Dệtay Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm Tạo điều ki ệ n cho

T ập đoàn DệtMay Việt Nam từng bước thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế nước ngoà

kinh tế nước ngoài

Để chủ động trong hoạt động kinh doanh Tập đoàn phải có một lượng vốn nhất định. Vì vậy, ngoài việc huy động vốn từ nội bộ Tập đoàn, các NHTM và các tổ chức kinh tế, tài chính trong nước thì Tập đoàn còn có thể huy động vốn đầu tư từ ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Đầu tư trực tiếp vào Tập đoàn và các công ty thành viên, cung cấp tín dụng và các nguồn tài trợ khác bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định cho sự phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Điều đó đã chứng minh cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, một quốc gia có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định.

Mặt khác, các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta còn có những hạn chế nhất định, có những vấn đề đưa ra chưa nhất quán và đồng bộ, thể hiện sự manh mún,…. Vì vậy, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hiệu quả cao đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một cơ chế chính sách khoa học, tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, môi trường pháp lý ổn định khi đó Tập đoàn mới thể hiện hết khả năng của mình trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, tạo động lực thúc đẩy Tập đoàn phát triển ổn định và bền vững.

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư thông qua công tác cổ phần hóa Công ty mẹ trong Tập đoàn và các công ty thành viên

Việc huy động vốn của Tập đoàn qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, để thực hiện tốt việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán đòi hỏi

Tập đoàn phải tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Những thành viên của Tập đoàn sau khi cổ phần hóa là những công ty cổ phần, đây là những loại hình doanh nghiệp được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên.

Ngày 18/7/2011 Chính phủ ban hành Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ‟Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015” và Quyết định 646/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải xác định rõ vai trò chi phối của công ty mẹ đối với các công ty thành viên về chiến lược phát triển và đưa ra những quyết định then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn Tập đoàn. Trong đó, cần chú ý đến những quyết định mang tính chiến lược, quyết định đến sự phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên thông qua một số nội dung cơ bản sau:

(1) Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đơn vị hoạch định chiến lược phát triển Tập đoàn và các công ty thành viên cả trong ngắn hạn và dài hạn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn đến các công ty thành viên. Mặt khác, thay mặt Tập đoàn, công ty mẹ thực hiện quá trình phân bổ vốn theo chiến lược kinh doanh của từng thành viên, thực hiện việc giao kế hoạch và giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Ngoài ra, công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị thành viên và quy định của Nhà nước.

(2) Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối quan trọng đối với các Công ty thành viên trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đảm bảo thị trường, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đối với những Công ty mà Tập đoàn nắm giữ 100% vốn. Mặt khác, công ty mẹ - Tập đoàn đưa ra các giải pháp về định hướng trong việc quản lý các Công ty thành viên cho phù hợp với chuỗi cung ứng của Tập đoàn từ khâu thiết kế, sản xuất, may đến việc phân phối đểđạt hiệu quả cao nhất, từng bước nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm của toàn Tập đoàn.

(3) Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam trực tiếp quản lý, định hướng các công ty thành viên mà Tập đoàn có vốn đầu tư theo một số hình thức sau:

+ Đối với các công ty mà công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối và 100% vốn; công ty mẹ - Tập đoàn dựa trên các công cụ quản trị như thị trường, vốn, nguồn nhân lực,…để lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh, quá trình đầu tư, thị trường, nhân sự phải luôn đảm bảo đây là những thành viên chủđạo của Tập đoàn, đi theo định hướng phát triển chung toàn Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay.

+ Đối với các công ty liên doanh, liên kết, thông qua Đại hội cổ đông, người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn và những quyền lợi hợp pháp của Tập đoàn tại các công ty trên trong mọi trường hợp phải được bảo vệ.

Thực hiện tốt quá trình cổ phần hóa tạo ra một kênh huy động vốn lớn phục vụ cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Để quá trình cổ phần hóa đạt kết quảđòi hỏi Tập đoàn và các công ty thành viên cần xử lý tốt các khoản nợ của các công ty thành viên, các khoản phải thu khó đòi ….

Mặt khác, Tập đoàn cần xây dựng chính sách nhằm ưu tiên cán bộ công nhân viên lao động trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên được mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Thực hiện việc trợ cấp cho số cán bộ công nhân viên dôi dư sau khi cổ phần hóa. Tập đoàn khuyến khích các công ty thành viên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

công nhân viên lao động trong công ty, bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực của mình, tiến hành triển khai phương án kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu phát triển và thực tế của đơn vị mình.

Thứ 6, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần trao thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn cho các công ty thành viên

Để nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả đòi hỏi các công ty thành viên trong Tập đoàn phải có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính. Bên cạnh đó các công ty thành viên cần chủđộng tìm kiếm nguồn vốn và các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao. Mặt khác, căn cứ tổng nhu cầu về vốn của Tập đoàn, các công ty thành viên tự cân đối nguồn vốn của đơn vị mình từđó chủđộng tìm kiếm nguồn vốn phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình. Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện thực tế, chủđộng tính toán phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình đểđạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể.

Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa thực sự tạo động lực cho các công ty thành viên khai thác tối đa nguồn vốn để thực hiện quá trình kinh doanh. Bởi vì, các công ty thành viên chưa được trao quyền tự chủ hoàn toàn nên khi huy động vốn công ty mẹ - Tập đoàn vẫn đứng ra bảo lãnh trong hạn mức tín dụng nhất định. Vì vậy, việc huy động vốn và quyết định vay vốn của các công ty thành viên phải trình lên công ty mẹ - Tập đoàn xem xét và quyết định. Đây là điểm bất cập trong vấn đề trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên, sự kiểm soát của công ty mẹ - Tập đoàn trong vấn đề vay vốn đã làm giảm sút tính độc lập và khả năng quyết đoán của các công ty thành viên.

Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là kiểm soát tối ưu mọi hoạt động của các công ty thành viên là phải dựa trên hiệu quả kinh tế đạt được từ các công ty thành viên. Vì vậy, Tập đoàn cần xác định những giới hạn tín dụng và mức độ kiểm soát công ty thành viên không nên làm thay đổi vai trò của công ty thành viên trong quá trình huy

động vốn chính phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi công ty mẹ - Tập đoàn phải thực hiện được vai trò điều phối, chỉđạo chiến lược và định hướng chiến lược phát triển cho các công ty thành viên. Việc trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên ngoài mục đích là cơ chế quản lý nội bộ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam mà còn thể hiện mối quan hệ mật thiết của các công ty thành viên với các NHTM và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế.

Hiện nay, các công ty thành viên muốn vay vốn từ các NHTM theo yêu cầu của các ngân hàng thì công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn phải đứng ra bảo lãnh để tăng thêm độ tin cậy khi vay vốn. Đây là một trong những rào cản nhất định khi trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên, việc thay đổi cơ chế này là cần thiết đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cần có sự hợp tác tích cực từ bên trong và bên ngoài Tập đoàn đặc biệt là Chính phủ cần mạnh dạn trao quyền tự chủ hoàn toàn cho Tập đoàn để Tập đoàn thực hiện tốt mục tiêu phát triển của mình.

Thứ 7, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần phát huy vai trò của các trung gian tài chính trong quá trình huy động vốn

Để quá trình kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thuận lợi và trôi chảy, đòi hỏi Tập đoàn phải chủ động về nguồn vốn phục vụ chiến lược kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tập đoàn đã chủ động xây dựng cho mình cơ chế điều hòa vốn thông qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May. Hiện nay, việc đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên là nhiệm vụ hết sức nặng nề, công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên có thể thiếu vốn thường xuyên hoặc theo từng giai đoạn nhất định. Thực tế trong Tập đoàn có những công ty luôn thiếu vốn và có những công ty lại sử dụng vốn không hiệu quả gây lãng phí vốn làm cho vòng quay của vốn thấp, nhiều khi lượng vốn còn bị ứ đọng do quá trình khai thác sử dụng không phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của từng đơn vị.

Để khắc phục tình trạng đó, Tập đoàn phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý và sử dụng vốn phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm điều hòa vốn giữa

công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi Tập đoàn cần thực hiện tốt những vấn để cơ bản sau:

(1) Công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải thể hiện được vai trò trung gian tài chính của mình trong việc điều hòa vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty tài chính Cổ phần Dệt May thực hiện việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các công ty thành viên trong Tập đoàn để hình thành một nguồn vốn lớn tập trung và ổn định hơn.

Mặt khác, công ty tài chính Cổ phần Dệt May dùng nguồn vốn huy động được cho các công ty thành viên vay vốn theo chếđộ quy định và điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Mức lãi suất bình quân mà công ty tài chính Cổ phần Dệt May cho các công ty thành viên vay luôn cao hơn lãi suất huy động bình quân để công ty tài chính tự trang trải các chi phí đảm bảo cho hoạt động được diễn ra bình thường.

Hiện nay, Công ty tài chính Cổ phần Dệt May chưa thực sự trở thành một trung gian tài chính trong việc định hướng và thực hiện nhiệm vụ thu xếp vốn cho các dự án Dệt May của Tập đoàn và các Công ty thành viên.

Vì vậy, Tập đoàn cần có bước đi cụ thểđể Công ty tài chính Cổ phần Dệt May có đủ khả năng điều chỉnh vốn cho Tập đoàn và các Công ty thành viên cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị.

(2) Cơ chếđiều hòa vốn trong Tập đoàn và các công ty thành viên thông qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải luôn phối kết hợp một cách đồng bộ với cơ chế sử dụng vốn và các quỹ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên. Trong quá trình kinh doanh, công ty mẹ - Tập đoàn đã xây dựng cho riêng mình một cơ chế quản lý tài chính nhằm điều hòa các quỹ của Tập đoàn.

Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chứng minh rằng công ty tài chính Cổ phần Dệt May cũng là một đơn vị thành viên trong Tập đoàn nhưng mang những nét đặc thù riêng, đồng thời là một lợi thế quan trọng của Tập đoàn.

Quy mô hoạt động và tốc độ luân chuyển vốn qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May phản ánh mối quan hệ bên trong Tập đoàn. Bên cạnh đó, công ty mẹ - Tập đoàn cần xác định rõ vai trò của công ty tài chính Cổ phần Dệt May trong dòng vốn tín dụng của Tập đoàn, là tụ điểm tập trung vốn, hướng dẫn quá trình sử dụng, điều tiết và trao đổi nguồn vốn trong nội bộ Tập đoàn đạt hiệu quả cao. Mặt khác, công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải là cầu nối giữa Tập đoàn với thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, là cầu nối với các trung gian tài chính khác trong nền kinh tế thị trường.

3.3.2 Gii pháp hoàn thin cơ chế qun lý, s dng vn ti Tp đoàn Dt

May Vit Nam

* Gii pháp v cơ chế đầu tư vn ti Tp đoàn Dt May Vit Nam

Một là, Xây dựng cơ chế đầu tư vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam với tư cách vừa là người ‟đầu tư vốn” và là người ‟nhận vốn đầu tư”. Việc xây dựng cơ chế quản lý vốn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Để Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong ngành Dệt May Việt Nam và là một nhân tố quan trọng chi phối nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp quy định quy mô vốn, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam có khả năng tích tụ, tập trung nguồn vốn.

Hai là, Từng bước tập trung nguồn lực cho công ty mẹ - VINATEX để công ty mẹ trở thành trụ cột quan trọng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo mô hình công ty mẹ -

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 138 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)