Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận và hình thành các quỹ chuyên dùng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 151 - 155)

V ấn đề thứ hai: Sự tham gia của các trung gian tài chính giúp Tập đoàn Dệt May i ệt Nam quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận và hình thành các quỹ chuyên dùng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Lợi nhuận đạt được là kết quả cuối cùng do nỗ lực của chính bản thân Tập đoàn và các công ty thành viên. Vì vậy, phân phối lợi nhuận cần chú ý đến lợi ích chung của Tập đoàn và các công ty thành viên nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhằm khuyến khích các đơn vị trong Tập đoàn không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phân phối lợi nhuận trong Tập đoàn và các công ty thành viên hợp lý phản ánh được lợi ích giữa Nhà nước, Tập đoàn, các công ty thành viên và cán bộ công nhân viên một cách hài hòa là động lực quan trọng giúp Tập đoàn ngày càng phát triển.

Phân phối lợi nhuận là vấn đề tài chính rất quan trọng, nó giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và người lao động, cũng như giữa công ty mẹ - Tập đoàn và các Công ty thành viên. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là rất cần thiết, tác động đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn và các công ty thành viên.

Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam căn cứ vào mức độ sở hữu về vốn của công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên. Việc phân chia lợi nhuận do Tập đoàn Dệt May Việt Nam quyết định. Đối với các Công ty thành viên thì việc phân chia lợi nhuận do chủ sở hữu quyết định và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu về vốn của các chủ thể tham gia góp vốn vào công ty trong đó có công ty mẹ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Trong những năm qua, công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên luôn khuyến khích và đanh phần lớn lợi nhuận sau thuế của mình để tích lũy đầu tư mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để chủ động trong mọi tình huống, Tập đoàn đã tiến hành sắp xếp lại toàn bộ các quỹ chuyên dùng của mình.

Phần lợi nhuận sau thuế mà Tập đoàn đạt được ngoài việc trích lập các quỹ trên thì Tập đoàn còn bổ sung vào nguồn vốn của Tập đoàn đểđầu tư, đổi mới trang bị cộng nghệ

sản xuất tiên tiến, đầu tư cho đào tạo phát nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Thực tế cho thấy trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những công ty thành viên không có các nhu cầu trên thì Tập đoàn điều chuyển vốn đểđầu tư cho những công ty thành viên có nhu cầu và thật sự cần phải đầu tư.

Hình thức sở hữu của Tập đoàn là hình thức đa sở hữu, vì vậy Tập đoàn cần xây dựng cho mình cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận phù hợp với thực tế và chiến lược phát triển của Tập đoàn. Căn cứ vào tình hình hoạt động của các công ty thành viên để đưa ra giải pháp quản lý và xây dựng cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý, tạo sự gắn bó của các chủ thểđối với sự phát triển của Tập đoàn nói chung, của các công ty thành viên trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng.

3.3.4 Gii pháp hoàn thin cơ chế kim tra và giám sát tài chính ti Tp

đoàn Dt - May Vit Nam

Một là: Mục tiêu của giải pháp này giúp cho Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động trong quá trình sử dụng vốn có hiệu quả. Hiện nay, hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu sự chi phối của Chính phủ, Bộ Công Thương, và sự giám sát của Bộ tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Vì vậy, có những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện những chính sách chế độ liên quan đến công tác quản lý tài chính và quản lý kinh tế của Tập đoàn và các công ty thành viên.

Thực tế cho thấy, có những quy định nhiều khi còn mâu thuẫn với nhau làm cho Tập đoàn và các công ty thành viên rất khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt đầu mối quản lý.

Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hình thành các bộ phận chuyên trách định hướng và tư vấn cho Tập đoàn trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát tài chính các hoạt động của Tập đoàn mà không can thiệp sâu vào chiến lược phát triển của Tập đoàn.

Hai là: Kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Hiện nay, sự phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát tài chính Tập đoàn Dệt May Việt Nam của các cơ quan quản lý còn có những bất cập gây khó khăn cho quá trình hoạt động của Tập đoàn. Thực tế cho thấy những khó khăn đó là do các cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản làm làm phức tạp hóa vấn đề. Vì vậy, cần rà soát sắp xếp lại những văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng nhằm tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của Tập đoàn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ba là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chủđộng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần tiến hành phân cấp quản lý cho Tập đoàn và Tập đoàn lại phân cấp quản lý cho các công ty thành viên. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn rất phong phú và đa dạng, vì vậy quá trình kiểm tra giám sát tài chính các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên rất khó phù hợp với các hoạt động, giao dịch diễn ra hàng ngày của Tập đoàn.

Mặt khác, trong lĩnh vực quản lý cần có sự phân cấp khoa học hợp lý, đặc biệt là quá trình ban hành các chế độ chính sách về quản lý tài chính cho các Tập đoàn kinh tế tạo thế chủđộng và khả năng tự chủ cho Tập đoàn trong mọi tình huống nhằm thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn.

Bốn là: Căn cứ vào mức độ sở hữu nguồn lực tài chính, Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để thực hiện tốt vấn đề trên, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách về kiểm tra, giám sát tài chính của Tập đoàn kinh tế nói chung trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Đối với những đơn vị thành viên trong Tập đoàn hạch toán chưa độc lập mà còn phụ thuộc, công tác kiểm tra, giám sát tài chính giúp cho đơn vị thực hiện tốt công tác tài chính của mình, góp phần thúc đẩy chiến lược kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Việc xác định mức độ sở hữu để gắn với mức độ kiểm tra, giám sát tài chính là căn cứ quan

trọng để Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc có thể nắm bắt được tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn một cách chính xác.

Năm là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần công khai hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát tài chính của mình. Căn cứ vào quyết định số: 192/2004/QĐ- TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về công khai tài chính trong các doanh nghiệp, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã vận dụng trên cơ sở có chọn lọc chính sách tài chính, kế toán, vận dụng các chuẩn mực kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh của Tập đoàn. Tập đoàn cần xây dựng môi trường pháp lý giúp Tập đoàn và các công ty thành viên thuận lợi trong việc thực hiện chế độ tài chính kế toán phù hợp với trình độ phát triển của Tập đoàn. Trong quá trình đó, Tập đoàn luôn quan tâm tới trình độ của đội ngũ làm công tác tài chính kế toán đểđội ngũ này đủ khả năng đảm nhận những nhiệm vụ một cách tốt nhất trong điều kiện hiện nay.

Sáu là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã hình thành ban kiểm soát nội bộ, nhiệm vụ của ban là giúp Hội đồng thành viên Tập đoàn thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở các đơn vị khác.

Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi Tập đoàn cần hoàn thiện các quy chế trong nội bộ Tập đoàn như quy chếđầu tư các nguồn lực tài chính, quy chế về công tác nhân sự, quy chế quản trị rủi ro tài chính, quy chế quản lý chủ thể đại diện phần vốn Nhà nước làm CSH tại các công ty thành viên. Tập đoàn tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ sở hữu nhằm giám sát hoạt động tại các công ty mà VINATEX có vốn.

Tiến hành kiểm toán, kiểm tra khả năng thực tế của các công ty thành viên thông qua công tác kiểm toán nội bộ. Tập đoàn cần xây dựng công tác kiểm toán nội bộ chuẩn để áp dụng đồng bộ tại các công ty thành viên, những quy định này vừa mang tính chất

hướng dẫn các công ty thành viên thực hiện mọi hoạt động theo đúng chế độ hiện hành. Đây chính là những tiêu chí để đánh giá, xử lý những vi phạm xảy ra một cách nhanh chóng, giảm tối đa những vi phạm kéo dài gây tổn thất cho các nhà đầu tư và Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Để thực hiện tốt những nội dung trên đòi hỏi Tập đoàn cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tài chính một cách khoa học, hợp lý, có như vậy Tập đoàn và các công ty thành viên mới đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 151 - 155)