Thực trạng cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại tập đoàn Dệt-May Vi ệt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 116 - 117)

- Huy động vốn ủy thác qua Công ty tài chính DệtMay

2.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại tập đoàn Dệt-May Vi ệt Nam

Quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một vấn đề tài chính quan trọng nhằm giải quyết một cách hài hòa các mối quan hệ về lợi ích giữa Tập đoàn và người lao động, giữa Công ty mẹ và các Công ty thành viên vì mục tiêu phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam một cách bền vững.

Hiện nay, lợi nhuận của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng được quản lý trên cơ sở Nghịđịnh số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2009 ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và hiện nay là theo NĐ71/2013/NĐ-CP. Sau khi bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phân phối này đảm bảo những quy định chếđộ, về nghị quyết của Đại hội cổ đông hoặc theo các hợp đồng đã cam kết với các đối tác tham gia liên doanh, liên kết, phần lợi nhuận còn lại được Tập đoàn phân phối như sau:

Một là: Trừ các khoản chi phí thực tế mà Tập đoàn và các công ty thành viên đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hai là: Tập đoàn thực hiện việc trích bổ sung vào vốn Nhà nước tại Tập đoàn số tiền bằng tỷ lệ 1,8% số vốn Nhà nước.

Ba là: Tập đoàn thực hiện việc chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh (nếu có).

Bốn là: Bù đắp Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

Năm là: Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản đã trình bày ở trên tiếp tục được phân phối như sau:

Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển. Ngoài ra còn trích lập quỹ dự phòng để tạo nguồn tài chính chủ động bù đắp những tổn thất, những biến động bất thường có thể xảy ra đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong tương lai gây ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn. Ngoài ra Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng thực hiện việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành, quỹ thưởng nhân viên,…

Tuy nhiên cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện cũng còn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được quy định như trên phần nào làm mất đi tính độc lập tự chủ của các công ty thành viên

+ Việc phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều đặc điểm của TĐKT nhà nước và không thật phù hợp với đặc điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế có nhiều hình thức sở hữu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)