Đối với NHNo&PTNT Hà Thành

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 75 - 80)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT –

3.3.4 Đối với NHNo&PTNT Hà Thành

 Đề nghị Ban giám đốc sớm lập kế hoạch và có chương trình hành động cụ thể cho việc thực hiện:

− Khảo sát thị trường

− Lập danh sách tất cả các khách hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội

hàng tiềm năng trong từng lĩnh vực

− Lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng (Chi nhánh cần có chính sách khách hàng tổng thể và cụ thể đối với từng khách hàng: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng). Việc thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban trong ngân hàng, nghiên cứu đưa ra chính sách khách hàng tổng thể. Căn cứ vào đặc thù của địa bàn, Chi nhánh có thể tổ chức các cuộc hội thảo theo nhóm khách hàng: ví dụ nhóm khách hàng dệt may, giày dép, thủy sản…để có thể giới thiệu, cảnh báo những điểm cần lưu ý khi thực hiện giao dịch với từng nhóm khách hàng.

− Định kỳ hàng tháng, từng quý kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; tìm ra những khó khăn, vướng mắc và cách thức giải quyết:

 Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn và chiết khấu chứng từ, đề nghị các phòng ban cần tích cực làm việc với khách hàng để sớm hoàn thiện các thủ tục cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Nghiên cứu xây dựng văn bản thỏa thuận với khách hàng cho từng dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng cũng như của Chi nhánh trong giao dịch.

 Đề nghị Ban giám đốc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và quan hệ với khách hàng để toàn thể cán bộ công nhân viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khách hàng để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong công việc, có khả năng tiếp thu, áp dụng công nghệ mới, kỹ năng xử lý giao dịch linh hoạt.

 Chi nhánh xem xét lại quy trình thanh toán quốc tế (trong đó có phương thức TDCT), trong đó phân định rõ trách nhiệm của các phòng ban liên quan như phòng dịch vụ Marketing, phòng tín dụng, phòng kiểm soát nội bộ…cũng như giữa Hội sở chính và Chi nhánh nhằm đảm bảo xây dựng sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng cả về nghiệp vụ và thời gian.

Để có thể thực hiện những định hướng trên đây đòi hỏi có sự thống nhất cao, sự cố gắng hết mình của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan đến hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM ở chương 1 để phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành ở chương 2; chương 3 của khóa luận thể hiện một số nội dung cơ bản sau:

 Đưa ra những định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong những năm tới.

 Từ những định hướng đó, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

 Thông qua các giải pháp đã đưa ra, đồng thời chương 3 cũng đề ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và với Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

KẾT LUẬN

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đúng một vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành nói riêng. Nhất là trong nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động TT TDCT là vấn đề trở nên cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bộ vào việc phát triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán TDCT nói riêng cũng như nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành, khóa luận đã đi sâu vào nghiên cứu và đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

 Luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động TTQT, đi sâu nghiên cứu về phương thức thanh toán TDCT. Từ đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán TDCT và các nhân tố tác động đến hiệu quả thanh toán TDCT của ngân hàng thương mại.

 Phân tích tình hình, đánh giá, tổng hợp thực trạng hiệu quả thanh toán TDCT của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành một cách toàn diện và sâu sắc. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hiệu quả thanh toán TDCT tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

 Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán TDCT của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành và đề xuất một số kiến nghị với các chủ thể có liên quan nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 75 - 80)