ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 54 - 57)

CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.3ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH 2.3.1 Kết quả đạt được

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT những năm qua đạt được kết quả khả quan so với vị thế là một chi nhánh mới đi vào hoạt động, lại nằm ở vị trí có nhiều ngân hàng khác phải cạnh tranh. Doanh số thanh toán TDCT tăng trưởng qua các năm. Tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT/ Phí dịch vụ từ TTQT luôn giữ ở mức tương đối cao và ổn định khoảng 48%. Tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT/ Tổng thu dịch vụ là 13%, thể hiện tiềm năng trong tương lai nghiệp vụ TT TDCT sẽ là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu trong tổng thu dịch vụ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng có được kết quả tốt, Chi nhánh thực hiện và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước và NHNo về quản lý, mua bán kinh doanh ngoại tệ. Năm 2010, doanh số mua bán ngoại tệ tăng so với năm 2009 với lãi thu được từ hoạt động này là 570 triệu đồng, tăng 120 triệu đồng so với năm 2009 . Những kết quả trên cho thấy sự cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ phòng Kinh doanh ngoại hối trong việc phấn đấu hoàn thành và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung.

Chi nhánh đã có sự liên kết hoạt động thanh toán TDCT với tài trợ xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng. Sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán TDCT đã tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển. Nghiệp vụ thanh toán TDCT luôn phát sinh các nhu cầu về tín dụng bao gồm cho vay thu mua, sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, cho vay thanh toán hàng nhập. Mặt khác hoạt động chiết khấu chứng từ hàng xuất, phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng đã được Chi nhánh thực hiện. Sự phát triển của hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thanh toán TDCT phát triển, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Chi nhánh đã triển khai nhiều văn bản, cơ chế chính sách nhằm phát triển hoạt động TTQT như cho vay ưu đãi xuất khẩu theo văn bản 3540/NHNo- TDDN, qua đó chi nhánh thực hiện quản lý nguồn ngoại tệ xuất khẩu của

khách hàng, ràng buộc khách hàng thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho Chi nhánh đúng cam kết. Thêm vào đó, trong bối cảnh khó khăn về nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, Chi nhánh cũng đã triển khai tốt cơ chế thu hút ngoại tệ thông qua văn bản số 2489-NHNo-QHQT. Qua đó, Chi nhánh đã thu hút được lượng ngoại tệ từ khách hàng không chỉ đáp ứng được cho nhu cầu TTQT nói chung, TT TDCT nói riêng mà còn cân đối nguồn ngoại tệ bán cho Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các ngân hàng đại lý nước ngoài với số lượng rộng lớn và trải dài khắp các châu lục. Thông qua việc mở rộng các mối quan hệ đại lý nước ngoài giúp cho hoạt động TT TDCT tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành thực hiện nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về mặt thời gian, độ chính xác an toàn cao, đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng.

Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT ngày càng nâng cao. Chi nhánh xác định được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và TTQT nói riêng nên đã bố trí nhân sự làm nghiệp vụ TTQT có trình độ đại học trở lên. Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác TTQT ngày càng được nâng cao chính là nhờ Chi nhánh thường xuyên cử các cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ để đảm đương nhiệm vụ. Cho đến nay, cán bộ TTQT của Chi nhánh đều có trình độ đại học và sau đại học, có kinh nghiệm và tâm huyết, trách nhiệm với công việc. Đây là một thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động TT TDCT.

2.3.2 Hạn chế

Những kết quả mà chi nhánh đạt được là điều đáng biểu dương song cũng là thiếu sót nếu không đề cập tới những hạn chế cũn tồn tại. Trên cơ sở đó giúp Chi nhánh hoàn thiện mình để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại trong tương lai.

Tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT/ Tổng thu và tỷ trọng Tổng thu dịch vụ/ Tổng thu đều thấp, Chi nhánh chỉ mới tập trung cho nghiệp vụ tín dụng, chiếm tới 95,6% tổng thu. Thu dịch vụ năm 2010, chỉ chiếm 1,3% tổng thu, tỷ lệ khoản thu này trong tổng thu còn quá thấp so với hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, trong khi các khoản thu này rất hiệu quả và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hạn chế tăng trưởng tín dụng, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra thấp và phí điều vốn thấp.

Mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong thanh toán L/C. Có tình trạng một số khách hàng thực hiện thông báo L/C qua Chi nhánh nhưng lại xuất trình chứng từ tại một ngân hàng khác.

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh tuy được mở rộng hơn nhưng chưa thực sự phát triển, chủ yếu vẫn là nghiệp vụ giao ngay, các nghiệp vụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Cơ chế tài trợ xuất nhập khẩu chưa toàn diện. Chi nhánh mới chỉ tập trung nghiệp vụ chiết khấu có truy đòi, phát hành bảo lãnh nhận hàng, tài trợ thu mua hàng hóa xuất nhập khẩu song doanh số còn ít. Việc triển khai cơ chế cho vay ưu đãi xuất khẩu đến khách hàng chưa đồng loạt và rộng khắp nên doanh số cho vay xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh đó, Chi nhánh chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng vì tỷ giá trong ngân hàng nhiều lúc chênh lệch quá thấp so với thị trường chợ đen.

Trụ sở chính giao kế hoạch dư nợ ngoại tệ không gắn chặt với L/C mở chưa thanh toán, chỉ căn cứ trên dư nợ quý trước (không tính đến cam kết ngoại bảng L/C). Do vậy, chi nhánh không hoàn toàn chủ động trong việc cân đối nguồn thanh toán cho các L/C đã mở.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 54 - 57)