GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT –
3.2.4 Xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ TT TDCT theo hướng bám sát thực tiễn, phù hợp với thông lệ chung và văn bản mới của
sát thực tiễn, phù hợp với thông lệ chung và văn bản mới của NHNo&PTNT VN
Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng đưa nền kinh tế Việt Nam xích lại gần với nền kinh tế thế giới. Việc xây dựng một quy chế, quy trình nghiệp vụ TTQT nói chung và TT TDCT nói riêng trong ngân hàng phù hợp với thông lệ chung và văn bản mới của NHNo là rất quan trọng để ngân hàng nâng cao được uy tín của mình với các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, một quy trình nghiệp vụ TT TDCT được chuẩn hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ làm tăng giao dịch qua các ngân hàng, được ngân hàng bạn tín nhiệm trong việc lựa chọn là ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận.
− Xây dựng quy chế, quy trình theo hướng chuẩn hóa các thao tác nghiệp vụ, đảm bảo tính logic trong quy trình xử lý theo hướng thống nhất, hạn chế sự tùy tiện, chủ quan, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.
− Quy trình TT TDCT phải nhanh gọn, ít thủ tục nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn, độ chính xác cao trong quá trình xử lý, kiểm tra chứng từ và
nội dung thực hiện thanh toán phải được căn cứ vào thông lệ quốc tế (UCP, ISBP) để kiểm tra một cách kỹ lưỡng bộ chứng từ.
− Trong quy trình thanh toán phải xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong từng trường hợp cụ thể: là ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định… Ngoài ra, việc phân định rõ trách nhiệm của các phòng ban và các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo cho việc xây dựng quy trình thanh toán TDCT đúng với yêu cầu của khách hàng cả về mặt nghiệp vụ và thời gian.