GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT –
3.3.1 Đối với Chính phủ
Hiện nay xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang đem lại cơ hội phát triển nền kinh tế cho mỗi quốc gia. Thanh toán XNK nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng rất cần những chính sách phù hợp để mở
rộng hoạt động và ngày càng phát triển, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia hoạt động thanh toán XNK. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế cũng đưa đến nhiều thách thức cho kinh tế của quốc gia đó. Vì vậy, việc hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế là vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay để phát triển kinh tế của một quốc gia.
Một là, Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế và các chính sách vĩ mô.
Hoạt động TT TDCT của ngân hàng sẽ an toàn và phát triển có hiệu quả chỉ trên môi trường kinh tế ổn định. Một môi trường kinh tế thiếu ổn định sẽ gây tâm lý e ngại kinh doanh cho các doanh nghiệp. Sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với các thị trường tài chính. Chỉ khi nền kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ được ổn định thì doanh nghiệp mới an tâm, tin tưởng và tham gia đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hai là, Chính phủ cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với
thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại, tạo hành lang cho hoạt động TTQT.
Mọi hoạt động ngân hàng cần được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra và nó chỉ phát triển khi nó được tồn tại trong một môi trường pháp lý hoàn thiện, đặc biệt là hoạt động thanh toán TDCT, một hoạt động không chỉ liên quan đến các đối tác trong nước mà còn liên quan đến các đối tác nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế và tập quán Việt Nam để điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ thư tín dụng. Trong nghiệp vụ TTQT, các NHTM Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác
pháp tự bảo vệ này hiệu quả như thế nào cũng tùy thuộc vào các quy định trong nước. Rõ ràng việc áp dụng các thông lệ và tập quán quốc tế vào từng nước hiệu quả đến mức nào cũng tùy thuộc vào luật pháp quốc gia.
Ba là, Chính phủ cần có cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh nhằm hỗ trợ cho hoạt động thanh toán TDCT phát triển.
Bốn là, việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt
động TTQT là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lược phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành ngân hàng không thể thực hiện được mà cần phải có sự đầu tư, hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ phải giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ để ngành ngân hàng hội nhập một cách hiệu quả, tránh tình trạng biến Việt Nam trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới
Năm là, Chính phủ cần tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao với các
nước trên thế giới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa một phần nhằm duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống, tranh thủ phát triển, xâm nhập thị trường mới như châu Phi, Trung Đông, Đông Âu…Mặt khác còn tạo mối quan hệ cho các NHTM trong nước củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ đại lý với nhiều quốc gia để hoạt động TTQT ngày càng phát triển, nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.