Chú trọng gắn liền hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động tín dụng với hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 67 - 68)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT –

3.2.5 Chú trọng gắn liền hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động tín dụng với hoạt động thanh toán quốc tế

dụng với hoạt động thanh toán quốc tế

Sự kết hợp đồng bộ giữa hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động tín dụng và một số hoạt động khác với hoạt động thanh toán quốc tế giúp hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, sự cạnh tranh trong lĩnh vực TT TDCT càng trở nên gay gắt. Đặc biệt khi các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ sẽ có lợi thế trong việc thu hút khách hàng, những khách hàng gặp khó khăn trong việc mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ huy động và mở rộng nguồn vốn ngoại tệ là điều cần thiết. Chi nhánh cần có những chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt cả về hình thức và tỷ giá. Chi nhánh cũng cần phát triển và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh ngoại tệ như: nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi... Để có thể làm được những điều trên, chi nhánh cần phải có chính sách đào tạo cán bộ ngân hàng am hiểu về các kỹ năng nghiệp vụ này để có thể tư vấn cho khách hàng ngay từ khi nắm bắt được họ có nhu cầu mở L/C hàng nhập hoặc ký kết hợp đồng xuất khẩu và có L/C xuất khẩu. Thông qua đó, Chi nhánh vừa phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối vừa phát triển được nghiệp vụ TTQT. Ngân hàng còn có thể phát triển được nghiệp vụ tín dụng thông qua việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhập

khẩu bằng cách cho vay để thanh toán L/C, cho doanh nghiệp xuất khẩu vay tiền để thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu…Muốn làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong Chi nhánh, các phòng phải thống nhất quan điểm chung là vì lợi ích của cả Chi nhánh. Triển khai cơ chế cho vay ưu đãi xuất khẩu đến khách hàng phải được thực hiện đồng loạt và rộng khắp các phòng giao dịch của Chi nhánh. Nếu như Chi nhánh có thể làm được những điều trên thì không chỉ hiệu quả trong TT TDCT được nâng cao mà hiệu quả kinh doanh của cả Chi nhánh cũng được cải thiện.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w