Phát triển dịch vụ tư vấn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 69 - 70)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT –

3.2.7 Phát triển dịch vụ tư vấn

 Đối với đơn vị nhập khẩu, để mang lại lợi ích cho nhà nhập khẩu và đảm

bảo quyền lợi cho ngân hàng thì ngân hàng cần tư vấn cho họ những vấn đề sau:

− Tư vấn cho khách hàng nên mở L/C nào là có lợi nhất.

− Tư vấn cho nhà nhập khẩu trong việc đưa các điều khoản dựa vào L/C: không nên đưa quá nhiều điều khoản nhưng vẫn đảm bảo các điều khoản bắt buộc: thời hạn thanh toán, điều khoản xác nhận, thời hạn giao hàng…

− Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thời hạn của L/C: nếu mở quá sớm thì nhà nhập khẩu sẽ bị ứ đọng vốn, nhưng mở quá muộn nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn về thời hạn giao hàng.

 Đối với đơn vị xuất khẩu: rủi ro thường gặp nhất mà người xuất khẩu thường gây ra cho ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu là họ thường không lập được bộ chứng từ hoàn hảo và vì vậy họ thường bị từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó ngân hàng cần tư vấn cho họ những vấn đề sau:

− Tư vấn cho người xuất khẩu rằng yêu cầu người nhập khẩu mở cho mình một L/C với nội dung đảm bảo. Đối với những mặt hàng quý hiếm hoặc nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành thì các L/C không hủy ngang, L/C có xác nhận miễn truy đòi luôn đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.

− Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng mở L/C là ngân hàng thanh toán. Những ngân hàng lớn thì càng có uy tín trong mối quan hệ, thường xuyên thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

− Tư vấn cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ có sai sót. Các nhà xuất khẩu Việt Nam khi biết bộ chứng từ có sai sót thường yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từ đi để được thanh toán theo phương thức Nhờ thu nhưng nếu làm như vậy sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu vì lúc đó bộ chứng từ sẽ được xử lý theo quy tắc thống nhất về Nhờ thu (URC). Trong trường hợp như vậy, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng của mình sửa lại bộ chứng từ để có được bộ chứng từ hoàn hảo và vẫn được thanh toán theo phương thức TDCT.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 69 - 70)