Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 58 - 60)

CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.3.3.2Nguyên nhân chủ quan

 Về phía ngân hàng

Với vị thế là một chi nhánh mới được thành lập, lại có trụ sở tại Lê Thanh Nghị, nơi có khá nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác nhau, nên cũng là một hạn chế lớn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Uy tín của chi nhánh chưa cao, có nhiều ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt là nguyên nhân khiến thị phần thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh còn hạn chế. Chính vì thế, Chi nhánh đang cố gắng từng bước gây dựng hình ảnh tốt đẹp, tạo niềm tin cho khách hàng trên địa bàn trong thời kỳ hội nhập với nhiều khó khăn và thách thức.

Công tác Marketing của Chi nhánh chưa thực sự đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Công tác Marketing mới chỉ dừng lại ở tính chất giới thiệu dịch vụ của Chi nhánh mà chưa có những hoạt động quảng bá rộng rãi về uy tín, chất lượng, hiệu quả của họat động TTQT của Chi nhánh.

Đội ngũ cán bộ TTQT còn chưa chủ động trong việc tiếp thị khách hàng TTQT, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến. Mặt khác, lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh so với các ngân hàng nước ngoài trong TTQT vẫn còn thua kém. Các ngân hàng nước ngoài có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động hơn.

Hạ tầng công nghệ của Chi nhánh đã được đầu tư tương đối tốt, trước mắt đáp ứng được cho yêu cầu hoạt động TT TDCT cũng như hoạt động TTQT. Tuy vậy, hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự phát triển cao để đạt đến trình độ tiên tiến, ngang tầm với các ngân hàng nước ngoài nhằm hỗ trợ lâu dài và ổn định cho quá trình mở rộng, phát triển và nõng cao chất lượng dịch vụ TTQT. Trong tương lai, Chi nhánh muốn mở rộng thị phần trong thanh toán quốc tế thì việc đầu tư vào công nghệ là điều rất cần thiết.

 Về phía khách hàng

Trong thanh toán TDCT ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt chứng từ chứ không quan tâm tới hợp đồng thương mại, cho dù trong L/C có dẫn chiếu tới hợp đồng. Vì vậy, để cho quá trình thanh toán được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ thì năng lực kinh doanh của khách hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên do năng lực kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chưa cao nên ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm thương mại quốc tế, thiếu thông tin về đối tác nước ngoài, không tạo dựng được niềm tin với bạn hàng cũng như thiếu niềm tin từ phía ngân hàng…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, khóa luận đã thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

 Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả thanh toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành từ năm 2008- 2010. Trong mục này, khóa luận phân tích từ thực trạng hoạt động thanh toán TDCT, trên cơ sở đó đi sâu phân tích hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh. Đây cũng là nội dung trọng tâm của chương.

 Bân cạnh việc nhìn nhận những kết quả đạt được, chương 2 còn đánh giá những tồn tại và phân tích cụ thể nguyên nhân của những tồn tại đó.

Trên cơ sở những nguyên nhân này, chương 3 của khóa luận sẽ đề cập đến hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 58 - 60)