Nhóm chỉ tiêu trực tiếp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 45 - 54)

CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu trực tiếp

Doanh số TT TDCT

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng phương thức TT TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

(Đơn vị: USD)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Doanh số %Thay đổi

1.Dsố TTQT 33.993.290 46.815.683 37,72% 2.Dsố TT TDCT 16.809.481 26.200.733 55,87% 3.Dsố TT L/C nhập 11.319.236 17.201.198 51,96% 4. Dsố TT L/C xuất 5.490.245 8.999.535 63,92% 5. Dsố TT L/C nhập/ Dsố TTQT 67,34% 65,65% 6. Dsố TT L/C xuất / Dsố TT QT 32,66% 34,35% 7. Dsố TT TDCT/ Dsố TTQT 49.45% 55,97%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngTTQT của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Nhận xét chung:

Doanh số TT TDCT tăng, năm 2009 là 16.809.481 USD, năm 2010 là 26.200.733 USD tăng 55,87% so với năm 2009.

Năm 2009, Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành chỉ vừa mới đi vào hoạt động độc lập nên thị trường, thị phần còn hạn chế, hơn nữa một số khách hàng lớn vẫn thực hiện giao dịch tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long – trước đây Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, do đó việc thu hút khách hàng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 giảm ảnh hưởng tới hoạt động TT XNK của các NHTM. Sang năm 2010, hình ảnh và uy tín của Chi nhánh trong nghiệp vụ TTQT nói chung và TT TDCT nói riêng dần được tạo dựng, giúp cho chi nhánh không những giữ

vững được mối quan hệ với những khách hàng trước đó mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới đến với mình. Nền kinh tế thế giới dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy, năm 2010 doanh số TTQT, cũng như doanh số TT TDCT tăng lên so với năm 2009.

Doanh số thanh toán L/C nhập và L/C xuất có sự tăng trưởng qua hai năm, nhưng có sự mất cân đối giữa L/C nhập và L/C xuất. Cụ thể, năm 2009 doanh số thanh toán L/C nhập là 11.319.236 USD chiếm 67,34% so với doanh số thanh toán TDCT; năm 2010 doanh số thanh toán L/C nhập là 17.201.198 USD chiếm 65,65% so với doanh số thanh toán TDCT. Ngược lại, trong thanh toán hàng xuất phương thức TDCT chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm 2009 là 5.490.245 USD, chiếm 32,66% so với doanh số thanh toán TDCT; năm 2010 là 8.999.535 USD, chiếm 34,35% so với doanh số thanh toán TDCT.

Qua hai năm, tuy tỷ trọng giũa L/C nhập và L/C xuất mất cân đối song một phần nào đó được cải thiện. Nguyên nhân là do năm 2010, xuất nhập khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những ngành công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông lâm, thủy sản được lợi về giá. Nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây, cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.

Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng phương thức TT TDCT tại chi nhánh

Nhận xét: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ qua hai năm vẫn là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu. Trong hai năm, tỷ trọng doanh số thanh toán L/C luôn ở mức cao, năm 2009 là 49,45% và năm 2010 là 55,97%, phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ, phương thức chuyển tiền có tỷ trọng tương đối cao. Một thực tế là: Trong giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có uy tín cao nên các đối tác thường thận trọng trong quá trình giao dịch và bắt các doanh nghiệp Việt Nam mở L/C để có cam kết thanh toán từ phía ngân hàng. Trong thanh toán hàng xuất thì phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng lại là chuyển tiền. Điều này không phải do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm được đối tác tin cậy nên có thể áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền để phát huy những ưu điểm của phương thức này mà là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chấp nhận mọi điều kiện mà bên nhập khẩu nước ngoài đưa ra chỉ nhằm mục đích bán được hàng, hoặc có những doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức thanh toán TDCT vì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác. Vỡ thế mà phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng tương đối.

Tổng hợp một số chỉ tiêu trực tiếp đánh giá hiệu quả thanh toán TDCT

Bảng 2.3 :Tổng hợp một số chỉ tiêu trực tiếp đánh giá hiệu quả thanh toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

Đơn vị: triệu VND, %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1. Phí dịch vụ từ TTQT 1.057 1.028 2. Phí dịch vụ từ TT TDCT 503 498 3. Tổng thu 295.000 276.000 4. Tổng thu dịch vụ 3835 3600 5. Phí dv từ TT TDCT/ Phí dv từ TTQT 47,59% 48,44% 6. Phí dv từ TT TDCT/ Tổng thu 0,17% 0,18% 7. Phí dv từ TT TDCT/ Tổng thu dịch vụ 13,12% 13,83% 9. Tổng thu dịch vụ/ Tổng thu 1,3% 1,304%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Nhìn qua bảng số liệu trên nhận thấy:

Phí dịch vụ từ TTQT và phí dịch vụ từ TT TDCT của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành năm 2010 đều thấp hơn năm 2009. Năm 2010, Phí dịch vụ từ TTQT đạt 1028 triệu đồng giảm 29 triệu đồng (tương ứng 2,74%) so với năm 2009. Phí dịch vụ từ TT TDCT năm 2010 là 498 triệu đồng giảm 5 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng 0,99%). Năm 2009, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức. Sự suy thoái nặng nề của hầu hết các nền kinh tế lớn đã thu hẹp thị trường xuất khẩu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Song năm 2009, phí dịch vụ từ TTQT và phí dịch vụ từ TT TDCT vẫn đạt những kết quả khả quan. Mặc dù năm 2009, doanh số thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm nhưng phí thu được lại tăng. Nguyên nhân do: số lượng các đơn hàng tăng với giá trị của mỗi đơn hàng nhỏ, do đó ngân hàng thu được phí theo phần trăm giá trị hợp đồng mà không bị khống chế bởi mức phí tối đa. Năm 2010, nền kinh tế toàn cầu trong quá trình phục hồi sau nhiều biến động của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi nhanh. Các

đơn hàng chuyển thành những đơn hàng lớn nên bị khống chế bởi mức phí tối đa. Ngoài ra, năm 2010 NHNo&PTNT Việt Nam ban hành biểu phí mới thấp hơn biểu phí cũ. Vì vậy, năm 2010, phí thu được từ TT TDCT thấp hơn năm 2009. Tuy nhiên, phí dịch vụ thu từ TTQT và phí dịch vụ từ TT TDCT giảm không phải là dấu hiệu đáng lo ngại, bởi lẽ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng thì việc NHNo quyết định giảm phí dịch vụ TTQT để tăng tính cạnh tranh là hợp lý.

Tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT / Phí dịch vụ từ TTQT năm 2009 là 47,59%, năm 2010 là 48,44%. Tỷ trọng này cho thấy TT TDCT chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng phí thu được từ nghiệp vụ TTQT.

Tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT/ Tổng thu dịch vụ qua các năm 2009, 2010 lần lượt là 13, 12%; 13,83%. Con số này tuy không phải là lớn, song với vị thế là một Chi nhánh mới thành lập, thị trường thị phần còn hạn chế thì việc đạt được kết quả là rất khả quan. Trong tương lai, Chi nhánh cần chú trọng, tập trung phát triển nghiệp vụ này.

Biểu đồ 2.2: Phí thu từ TT TDCT so tổng thu dịch vụ năm 2010

Tuy nhiên, các tỷ trọng Phí dịch vụ từ TT TDCT/ Tổng thu và tỷ trọng Tổng thu dịch vụ/ Tổng thu đều thấp. Phí dịch vụ từ thanh toán tín dụng chứng từ cũng như phí dịch vụ thu được từ các hoạt động kinh doanh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong nguồn thu của Chi nhánh. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề chi nhánh cần phải quan tâm nhằm đẩy mạnh hoạt động TT TDCT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi

nhánh. Bởi lẽ, nghiệp vụ TT TDCT nói riêng và hoạt động TTQT nói chung là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ XNK, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, hỗ trợ hoạt động tín dụng…

 Số vụ khiếu nại do lỗi ngân hàng gây ra

Tính đến cuối năm 2010, tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành chưa có vụ tranh chấp nào xảy ra, cũng như chưa có phát sinh rủi ro về thanh toán TDCT. Điều này cho thấy các cán bộ thanh toán và cán bộ quản lý của chi nhánh có trình độ nghiệp vụ chắc chắn, tinh thần trách nhiệm cũng như sự cẩn trọng, nỗ lực cao trong công việc. Bởi lẽ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và đặc biệt là thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ yêu cầu rất cao đối với các thanh toán viện. Họ không chỉ cần có khả năng phân tích, đánh giá, hiểu biết các nguồn luật, các thông lệ quốc tế, trình độ ngoại ngữ tốt mà còn phải linh hoạt trước các vấn đề của khách hàng, nhạy bén với biến động thị trường, sự thay đổi của các văn bản, quy chế cũng như sự thay đổi không ngừng của công nghệ.

Các chỉ tiêu trực tiếp đã lượng hóa được những kết quả mà chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đạt được trong thanh toán tín dụng chứng từ, giúp chúng ta thấy được hiệu quả trong hoạt động TT TDCT tại ngân hàng, tình hình phát triển dịch vụ TT TDCT của ngân hàng, mức độ đóng góp của hoạt động TT TDCT trong thu nhập của ngân hàng, đóng góp vào cán cân thanh toán quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước.

2.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu gián tiếp

Hiệu quả hoạt động TT TDCT tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu gián tiếp sau:

Đánh giá qua việc góp phần tạo hiệu quả kinh doanh ngoại tệ

Tính đến ngày 31/12/2010, thu từ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đạt 3 tỷ đồng, chiếm 1,09 % tổng thu. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều ngân hàng có thế mạnh về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: City bank, Hongkong Shanghai Banking Corporation, ANZ bank… và những ngân hàng trong nước như ngân hàng ngoại thương Việt nam. Tuy nhiên, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành vẫn luôn đáp ứng được nguồn vốn ngoại tệ để đảm bảo cho việc thanh toán quốc tế được diễn ra suôn sẻ. Thực tế là hoạt động TT TDCT, hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh diễn ra khá an toàn, có mức tăng trưởng ổn định và lợi nhuận từ các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ ngày càng gia tăng. Năm 2010, doanh số mua ngoại tệ đạt 33,4 triệu USD tăng 18,5 triệu USD so với năm 2009, doanh số bán ngoại tệ đạt 33,8 triệu USD tăng 20,7 triệu USD so với năm 2009. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 570 triệu đồng, tăng 120 triệu đồng so với năm 2009.

Đánh giá qua sự tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ XNK

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: tài trợ thu mua hàng hóa xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, phát hành bảo lãnh nhận hàng…

Trong các năm qua, Chi nhánh Hà Thành đã thực hiện nghiệp vụ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất. Điều kiện để Chi nhánh tiến hành chiết khấu có truy đòi là: ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín; thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam; khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Chi nhánh, uy tín, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại Chi nhánh thấp, số bộ chứng từ được Chi nhánh chiết

khấu năm 2010 chỉ có 4 bộ với mức chiết khấu tối đa là 90%. Nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi chưa thực hiện tại Chi nhánh.

Các nghiệp vụ như tài trợ thu mua hàng hóa xuất nhập khẩu hay phát hành bảo lãnh nhận hàng vẫn chưa thực sự phát triển tại Chi nhánh.

Đánh giá qua việc góp phần tạo hiệu quả và hỗ trợ hoạt động tín dụng Trong những năm qua với việc cung cấp các sản phẩm TTQT, trong đó có TT TDCT, Chi nhánh đã luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong thanh toán XNK của khách hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, Chi nhánh hỗ trợ chi phí để thu mua, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thông qua sản phẩm tín dụng “Cho vay ưu đãi xuất khẩu” đối với khách hàng doanh nghiệp có tín nhiệm, có hợp đồng xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ, thanh toán qua Chi nhánh và có hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho Chi nhánh. Với các doanh nghiệp nhập khẩu, Chi nhánh thực hiện cho vay có đảm bảo là các khoản ký quỹ, các tài sản đảm bảo khác… để thanh toán L/C. Đối với các đối tượng khách hàng khác nhau thì tỷ lệ ký quỹ khác nhau và đây cũng là một hình thức cấp tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng của mình.

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2010 là 1.350 tỷ đồng tăng 592 tỷ đồng so với 31/12/2009. Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2010 đạt 264 tỷ đồng chiếm 95,6% tổng thu, trong đú thu lãi cho vay đạt 112 tỷ đồng. Trong năm 2010, doanh số thanh toán TDCT tăng lên đã hỗ trợ cho hoạt động tín dụng phát triển. Trong cơ cấu TT TDCT tại Chi nhánh, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu luôn cao hơn L/C hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã đẩy mạnh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dây chuyền máy móc thiết bị.

Năm 2010, nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đạt 12.823 ngàn USD, giảm 42.068 ngàn USD so với 31/12/2009. Trong đó: tiền gửi dân cư đạt 12.723 ngàn USD, tăng 8.119 ngàn USD so với cuối năm 2009 chiếm tỷ trọng 99% tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ; tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 100 ngàn USD, giảm 187 ngàn USD so với cuối năm 2009, chiếm tỷ trọng 1% tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ. Các tổ chức kinh tế, dân cư chủ yếu gửi ngoại tệ vào Chi nhánh với mục đích giao dịch. Do đó, tính ổn định của nguồn vốn này không cao. Tuy nhiên, thông qua hoạt động TT TDCT, Chi nhánh thực hiện việc mua bán ngoại tệ hộ khách hàng, điều này không những mang lại nguồn thu cho Chi nhánh mà còn giúp cho Chi nhánh có được nguồn ngoại tệ ổn định và từ đó lại giúp cho hoạt động TT TDCT diễn ra hiệu quả.

Bảng 2.4: Hoạt động mua ngoại tệ qua các năm

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Doanh số mua ngoại tệ 14.980.922 33.445.190

DS mua từ khách hàng xuất khẩu 6.433.158 9.225.318 DS mua từ Sở quản lý 6.307.096 23.704.268

DS mua từ nguồn khác 2.240.668 515.604

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Các nguồn ngoại tệ thu về từ nguồn xuất khẩu thanh toán qua ngân hàng được khách hàng bán lại cho Chi nhánh. Thông qua sản phẩm “cho vay ưu đãi xuất khẩu” cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chi nhánh ràng buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho Chi nhánh, đã phần nào giải quyết khó khăn trong nguồn ngoại tệ. Năm 2010 doanh số mua từ khách hàng xuất khẩu tăng 2.792.160 USD, điều này có được là do doanh số

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w