- Định hướng về tài chính, lợi nhuận, doanh thu:
chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán hệ thống ngân hàng, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng; kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán với hệ số tương quan phù hợp với tốc độ tăng GDP, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế. Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vãng lai và từng bước tự do hóa các giao dịch vốn.
NHNN cần phát huy tính độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái , thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương thực sự, là ngân hàng của các ngân hàng, là trung tâm thanh toán quốc gia, điều hành thị trường tiền tệ.
3.4.3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động TTQT
Hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT, sửa đổi bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Triển khai nhanh chóng việc thực hiện hướng dẫn một cách rõ ràng, minh bạch các khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT. NHNN cần xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình hoạt động TTQT vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam.
3.4.3.3. Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát nghiệp vụ TTQT của cácNHTM NHTM
NHNN là nơi có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các NHTM trong đó có hoạt động TTQT. NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra đối với hoạt động TTQT, cần kịp thời xử lý các sai phạm đối với các hành vi vi phạm các quy định của NHNN. Cần giám sát các hoạt động TTQT để các hoạt động này tuân thủ theo các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các NHTM, NHNN cần phải quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra. Muốn vậy, cần nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thanh tra vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra có hiệu quả, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, vửa không gây trở ngại, ách tắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cần cải cách toàn diện hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Trước mắt, hệ thống giám sát an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam cần đáp ứng căn bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel và Hiệp ước vốn năm 1988 ( Basel I) và thực hiện Basel II sau năm 2010.
* Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh:
Ngoài các chương trình thanh tra, kiểm tra dưới sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam. NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát định kỳ hoạt động TTQT của chi nhánh, cần phối hợp chặt chẽ với chi nhánh trong công tác kiểm tra khách hàng là các doanh nghiệp XNK đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt tạo điều kiện hơn nữa cho chi nhánh trong việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn và cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT.
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng
Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn lại là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp
đồng xuất nhập khẩu.
Một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp XNK vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế.
Các doanh nghiệp cần đặc biệt cảnh giác với các hợp dồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Bởi những hàng hóa quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao hàng đúng và đủ như thỏa thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo hiểm, tài chính không lành mạnh…
Doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa như thông tin về công ty giao nhận, mở L/C, bảo hiểm tín dụng…nhằm đảm bảo hạn chế và phòng tránh được rủi ro.
Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để doanh nghiệp gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí vì nhiều chi phí phát sinh ở nước ngoài mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát hết.
Các khách hàng là các doanh nghiệp XNK khi tham gia vào thương mại quốc tế cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên trách am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại quốc tế, có trình độ ngoại ngữ đặc biệt là thông thạo tiếng Anh và có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Việc đào tạo cán bộ cần phải được tiến hành thường xuyên, cập nhật liên tục các kiến thức mới.
Đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế, khi tham gia vào các thương vụ làm ăn với các đối tác nước ngoài cần phải thuê các chuyên gia tư vấn hoặc ủy thác cho các đơn vị XNK có uy tín thông thạo thị trường thực hiện XNK thay mình, tuy chi phí cao nhưng đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.
Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo tổng kết hoạt động kinh doanh, qua đó có thể đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu.
Các doanh nghiệp cũng cần phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các cán bộ có năng lực để họ toàn tâm toàn ý gắn bó trung thành với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải giữ vững mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với ngân hàng, thực hiện đúng các cam kết trong thanh toán, trong kinh doanh, giữ vững uy tín với ngân hàng.
Hoạt động TTQT của các doanh nghiệp XNK sẽ đạt được hiệu quả cao và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh nếu doanh nghiệp thực hiện được những điều nêu trên.
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão hiện nay thì hoạt động TTQT càng đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói riêng cũng như trong nền kinh tế quốc gia nói chung. Đánh giá được hiệu quả TTQT của ngân hàng là một bước cực kỳ quan trọng để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển và củng cố được vị thế của mình trên thương trường.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, bám sát mục tiêu, luận văn với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh” đã khái quát hóa những căn cứ khoa
học, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTQT của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần thiết phải được tập trung nghiên cứu.
Luận án đã hoàn thành được những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xuất phát từ những lý luận cơ bản về hoạt động của ngân hàng thương mại, luận án đã hệ thống hóa một cách chi tiết những vấn đề cơ bản về TTQT từ đó nêu ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTQT của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động TTQT tại chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu định tính và định lượng cũng như chỉ ra những kết quả đạt được, mặt hạn chế và làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, luận án đã đề xuất hệ thống gồm 8 nhóm giải pháp cụ thể, đồng thời nêu ra một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và kiến nghị với khách hàng.
Mặc dù tác giả luận án đã có nhiều cố gắng để đạt kết quả nghiên cứu, được vận dụng vào thực tiễn hoạt động song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Đặng Anh Tuấn, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi để hoàn thành bản luận án này. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tài chính - ngân hàng khoa Sau đại học trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bản luận án này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và những bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để luận án được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa./.