VND/USD biến động rất thất thường.
Năm 2008, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ. Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Năm 2009 và năm 2010 nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi, tuy nhiên những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức.
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và Chính phủ đã đề ra các giải pháp mới để chủ động ngăn chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá, cụ thể:
Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần nới rộng biên độ ấn định tỷ giá mua-bán đồng Đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng từ mức ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Trong giai đoạn này, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã 2 lần được điều chỉnh tăng với mức độ lớn, cụ thể:
- Trước tình trạng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 tăng cao làm ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô, cùng với các biện pháp can thiệp khác, ngày 10/6/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng 2% tỷ giá bình quân liên ngân hàng (từ 16.139VND/USD lên 16.461VND/USD). Biện pháp này đã tạo ra mặt bằng tỷ giá mới, góp phần khuyến khích xuất phần và hạn chế hiệu quả nhập siêu.
- Cũng với mục đích đó, ngày 25/12/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 3% (lên mức 16.989VND/USD) nhằm tạo ra mặt bằng tỷ giá mới cho năm 2009, góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế và hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do, cụ thể: Tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh lên gần 19 triệu đồng/lượng. Tỷ giá lên đỉnh ngày 18/06, sau đó giảm dần. Ngày 27/06, NHNN tăng biên độ USD/VND từ 1% lên 2%. Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả Doanh nghiệp XNK đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán trái phiếu chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.
Năm 2009, có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1
USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544 đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm cho doanh số TTQT của chi nhánh giảm sút trong những năm qua.