1.1.2.2.TTQT chịu nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

Có thể nói trong các hoạt động kinh tế của NH thì hoạt động TTQT có mức độ rủi ro lớn nhất. Bởi vì ngoài sự chi phối của các điều luật trong nước, hoạt động TTQT còn chịu sự chi phối của Luật pháp quốc tế. Ngoại trừ các rủi ro mang tính bất khả kháng như thiên tai, động đất, sóng thần, khủng hoảng kinh tế, một NH có thể giảm các rủi ro đến mức tối thiểu nếu nó có một bộ máy quản lý tốt điều hành hoạt động ngân hàng một cách có hiệu quả. Các loại rủi ro trong hoạt động TTQT gồm:

1. Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chính trong hoạt động NH. Các tài sản NH khi cho vay bị giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Các hoạt động TTQT bao gồm bảo lãnh, tài trợ thương mại… cũng chứa đựng rủi ro tín dụng như các hoạt động cho vay thông thường khác. Rủi ro tín dụng của hệ thống NH có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của một nước.

2. Rủi ro chính trị:

Một số nước có nền kinh tế và pháp lý chưa ổn định nên thường xuyên có những thay đổi về mặt môi trường pháp lý và môi trường kinh tế. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, sự thay đổi này sẽ khiến các bên tham gia như các NH, các doanh nghiệp XNK gặp khó khăn hoặc có thể không thực hiện được các cam kết của mình dẫn đến việc thanh toán bị hủy bỏ.

3. Rủi ro lãi suất:

Sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi phí hoạt động của NH. Tác động này gọi là rủi ro lãi suất. Khi NH cho vay các doanh nghiệp XNK bằng lãi suất thả nổi hoặc cố định thì việc thay đổi lãi suất về sau này sẽ ảnh hưởng đến các món vay đó.

4. Rủi ro hối đoái ( Rủi ro tỷ giá):

Hoạt động TTQT của NH gắn liền với hoạt động kinh doanh trên đồng nội tệ và ngoại tệ ví dụ như mua bán ngoại tệ, cấp tín dụng bằng ngoại tệ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ. Do tác động kinh tế, chính trị của một nước mà tỷ giá có thể lên hoặc xuống. Và như vậy rõ ràng là NH luôn phải đối mặt với rủi ro hối đoái, đặc biệt là trong TTQT.

5. Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ:

Trong quá trình thanh toán, có thể xảy ra những rủi ro mang tính kỹ thuật nghiệp vụ như việc các bên không tuân thủ những điều luật quốc tế quy định như UCP 600, URR 522..

6. Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh:

Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w