1.1.3.Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.2. Hiệu quả TTQT của ngân hàng thương mại:
1.2.1. Khái niệm:
Tất cả các hoạt động của NHTM nói chung cũng như hoạt động TTQT nói riêng đều nhằm một cái đích là đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng và giảm
thiểu rủi ro. Nền móng cho sự phát triển vững chắc của hệ thống thanh toán của Ngân hàng là một hệ thống TTQT vững chắc. Vậy hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT và làm như thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động TTQT còn là vấn đề cần được xem xét và quan tâm. Để thu hút các khách hàng tham gia hoạt động TTQT, một NHTM phải đạt được một mức độ hiệu quả nhất định. Hiệu quả hoạt động TTQT thể hiện ở chi phí giao dịch, mức độ rủi ro, thời gian thanh toán và nguồn doanh thu mà nó mang lại cho NH. Hiểu một cách khái quát, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của NH trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT.
Hiệu quả TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT
- Doanh thu TTQT bao gồm: doanh thu từ phí dịch vụ TTQT, doanh thu từ lãi kinh doanh ngoại tệ từ việc mua bán ngoại tệ, doanh thu từ lãi cho vay đối với các Doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT...
- Chi phí TTQT bao gồm: chi phí tiền lương cho cán bộ NH trực tiếp làm công tác TTQT, chi phí quản lý khác, chi phí để bù đắp rủi ro trong TTQT...
Hay nói cách khác hiệu quả TTQT được đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ròng từ các hoạt động TTQT:
Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT
Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí hoạt động.