- Định hướng về tài chính, lợi nhuận, doanh thu:
3.3.3. Chủ động ứng dụng công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
trung vào chiến lược xây dựng con người bằng việc xây dựng và triển khai các kế hoạch và chính sách nhằm tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để đạt được điều đó, cần phải làm tốt công tác tuyển chọn những người có năng lực, có kiến thức chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ, năng động, sáng tạo, có kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm, có tinh thần học hỏi, nắm bắt nhanh những kiến thức NH mới. Cần sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn kinh phí để đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Việc sử dụng cán bộ phải đúng năng lực và trình độ chuyên môn để họ có thể phát huy tối đa khả năng của mình.
Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc gắn bó lâu dài của các cán bộ NH. Môi trường làm việc có tốt thì người lao động mới có thể yên tâm công tác và cống hiến. NH cần phải có một chế độ lương, thưởng và chế độ đãi ngộ hợp lý dựa trên năng lực và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Nếu có thể, xem xét mức lương, thưởng thêm cho các cán bộ làm công tác TTQT giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Thường xuyên tổ chức các chương trình kiểm tra, đánh giá phân loại cán bộ để người lao động thường xuyên trau dồi, học tập kiến thức chuyên môn cũng như có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kịp thời cho người lao động.
3.3.3. Chủ động ứng dụng công tác Marketing trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng của Ngân hàng
Với sự ra đời ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Các ngân hàng muốn tồn tại được cần phải quan tâm đến chiến lược khách hàng, đến công tác marketing nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu đồng thời tạo ra các sản phẩm khác biệt, cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Ngân hàng
cần phải tập trung nghiên cứu thị trường để xem mình đang ở vị trí nào với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, đâu là điểm mạnh cần phải phát huy, đâu là điểm yếu cần phải khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu về các nhân tố nguồn vốn, công nghệ, uy tín, trình độ cán bộ, mức phí dịch vụ… Muốn làm được điều đó, ngân hàng cần phải tập trung vào bốn chiến lược chính trong marketing đó là: chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược xúc tiến và chiến lược phân phối. Cụ thể:
- Chiến lược khách hàng: phải mở rộng, thu hút khách hàng mới đồng thời duy trì khách hàng truyền thống trên cơ sở ưu đãi về mức phí dịch vụ, lãi suất, các sản phẩm khuyến mại đi kèm…Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng. Đây là dịp để ngân hàng và khách hàng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ, giải đáp những khúc mắc của khách hàng qua đó nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Thay đổi tác phong giao dịch của cán bộ viên chức, nhất là những cán bộ trực tiếp giao dịch. Tác phong, phong cách phục vụ theo phương châm ngân hàng mang sản phẩm dịch vụ tới khách hàng (thay thế cho phương châm khách hàng tìm đến ngân hàng để được phục vụ). Giao cho cán bộ nhân viên, trách nhiệm trong việc tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, có như vậy mới thu hút được khách hàng, chống cửa quyền hách dịch và thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.
- Chiến lược sản phẩm: cần quan tâm đổi mới các sản phẩm hiện có đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới tùy theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
- Chiến lược giá cả: ngân hàng có thể đưa ra các mức ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất cạnh tranh cho khách hàng trên cơ sỏ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh ở từng giai đoạn và mức độ cạnh tranh của ngân hàng.
- Chiến lược xúc tiến: để quảng bá hình ảnh của ngân hàng không có phương tiện nào tốt hơn là dùng chính nhân viên của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải thường xuyên đào tạo nghiệp vụ quan hệ khách hàng cho nhân viên đặc biệt là thái độ ứng xử, văn hóa giao tiếp, phục vụ khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn phải tăng cường công tác quảng bá hình ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet…
- Chiến lược phân phối: Để các sản phẩm dịch vụ khách hàng đến tay người tiêu dùng , ngân hàng cần phải mở rộng mạng lưới phân phối. Hiện nay, mạng lưới chi nhánh rộng khắp là ưu thế của NHNo. Chi nhánh NHNo hầu như có mặt tại tất cả các vùng miền, từ miền núi ,hải đảo đến những vùng xa xôi nhất. Vấn đề cần phải tập trung hiện nay đó là ngân hàng cần phải nâng cấp trụ sở làm việc của các chi nhánh để thu hút và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.