Thường xuyên đào tạo, tập huấn quy trình chấp nhận thẻ cho ĐVCNT đề phát hiện sớm các giao dịch thẻ giả mạo tại ĐVCNT.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 109 - 111)

các giao dịch thẻ giả mạo tại ĐVCNT.

Hiện tại, thu từ hoạt động thẻ của Agribank chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của Agribank. Trong đó nguồn thu từ phí chiết khấu ĐVCNT cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu từ hoạt động thẻ. Agribank và hầu hết các NHTM trên thị trường thẻ Việt Nam chỉ thu phí ở mức tối thiểu tương đương với mức phí phải trả cho các TCTQT và các công ty chuyển mạch thẻ. Điều này xuất phát từ thực tế là người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thẻ và chưa có thói quen trả phí dịch vụ trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ. Vì vậy, để phát triển chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ cần áp dụng chính sách phí linh hoạt. Trong thời gian tới, dựa trên tình hình cạnh tranh gat gắt với các NHTM khác, đồng thời dựa trên kinh nghiệm phát triển ĐVCNT của nhiều NHTM, Agribank nên áp dụng linh hoạt các biện pháp sau:

+ Agribank đang áp dụng biểu phí cho tất cả các chi nhánh do Tổng Giám đốc quyết định, trong thời gian tới nên giao quyền chủ động cho các chi nhánh để phù hợp với từng vùng miền và phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

+ Nghiên cứu, xây dựng chính sách phí chiết khấu đại lý linh hoạt, phù hợp với từng loại hình kinh doanh của ĐVCNT. Ngoài ra có thể xem xét xây dựng biểu phí dựa trên vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế vùng miền và dựa trên doanh số thanh toán của từng ĐVCNT.

+ Xem xét, ưu tiên bố trí một khoản tài chính nhất định dành cho việc nghiên cứu, triển khai thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới và công tác Maketing, tiếp thị nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ mới trong thời gian ngắn nhất.

+ Tại mỗi chi nhánh, khuyến khích hình thức khen thưởng thích đáng, kịp thời cho các cán bộ nhân viên nhanh nhạy trong công tác quảng bá, thu hút khách hàng trở thành ĐVCNT của Agribank.

+ Phối hợp, đàm phán với các NHTM trên thị trường để đưa ra mức phí hợp lý, có thể chấp nhận cho khách hàng, đồng thời mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Đặc biệt không để xảy ra tình trạng giảm phí chiết khấu cho ĐVCNT xuống quá thấp gây nên hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, ngăn chặn nguy cơ trục lợi của chính các ĐVCNT do lợi dụng các chương trình khuyến mại giảm giá của ngân hàng.

+ Nghiên cứu, sớm ban hành quy chế trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nói chung, thẻ nói riêng.

3.3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo, quản lý nhân sự

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại thì khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là những công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, tính chất và yêu cầu của việc làm cũng thay đổi nhanh hơn; có những công việc cũ mất đi xong cũng có nhiều công việc mới hình thành với những tiêu chuẩn và đòi hỏi mới cao hơn. Trong khi đó, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển nghiệp vụ thẻ mà cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao của các ngân hàng, điều đó đòi hỏi Agribank cần có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực đồng bộ cho toàn hệ thống.

3.3.5.1. Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w