Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 34)

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng phải có chiến lược phát triển phù hợp. Việc phát triển và đa dạng hóa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với công nghệ hiện đại, dịch vụ đa năng và liên kết toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua ngân hàng là yêu cầu bức thiết đối với các NHTM. Sự ra đời của hình thức thanh toán thẻ là một tất yếu khách quan nhằm đa dạng hóa hình thức thanh toán, góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt cố hữu trong dân cư. Đồng thời, sự ra đời và phát triển các hình thức thanh toán thẻ hoàn toàn phù hợp với quy mô và các điều kiện môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Thứ nhất, quy mô dân số Việt Nam khoảng 88 triệu dân, trong đó có khoảng

19 triệu dân sống tại 5 thành phố lớn là Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Hải Phòng; Cần Thơ. Tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế rất cao. Trong 10 năm trở lại đây, với nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng công cụ tiền mặt trong hoạt động thanh toán trong hoạt động thanh toán đã giảm khoảng gần một nửa, còn nếu so với năm 1997, tỷ lệ này đã giảm khoảng 2,2 lần cho thấy một sự tiến bộ đáng kể trong chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng 2.1: Tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam qua một số năm Về số lượng người sử dụng thẻ tính đến năm 2011 khoảng 31 triệu người, chiếm 35,2% dân số. Tỷ lệ này là rất nhỏ nếu so với các nước trong cùng khu vực như Singapore số lượng người sử dụng thẻ chiếm 68,5%, Malaysia có gần 25 triệu dân nhưng đã có tới 5 triệu thẻ Visa với doanh số gần 10 tỷ USD…Bên cạnh đó, số

lượng tài khoản tại ngân hàng cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nếu như năm 2005 mới có 1,5 triệu tài khoản thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên trên gần 40 triệu tài khoản, tốc độ tăng trung bình mỗi năm đạt từ 130% - 150%. Các số liệu này cho thấy thị trường thẻ còn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng khai thác, gia tăng các sản phẩm, dịch vụ thẻ. Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Research & Markets cho thấy thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014.

Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là đất nước có môi trường chính trị ổn định, môi

trường đầu tư kinh tế đang từng bước được hoàn thiện và cởi mở hơn. Nền kinh tế sau nhiều năm tăng trưởng khá đã tạo điều kiện cho thu nhập quốc dân đầu người ở nước ta vượt qua ngưỡng trung bình( >1000 USD/người), năm 2011 đạt 1300 USD/người. Mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Biểu đồ 2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn năm 2000-2011

Đơn vị: USD

(Nguồn: Báo cáo Tổng cục thống kê Việt Nam)

Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, khách du lịch cũng gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2010, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bình quân đạt tới 4,3 triệu lượt khách/năm. Theo điều tra của TCTQT Visa, 45% lượng khách du lịch sử dụng thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu, con số này chưa bao gồm lượng khách sử dụng song song cả thẻ và phương tiện thanh toán khác. Với sự kiện Vịnh Hạ Long được tôn vinh là một trong 07 kỳ

quan mới của thế giới năm 2011 và nhiều địa điểm tiếp tục nằm trong danh sách xét duyệt kỳ quan thiên nhiên thế giới, dự kiến năm 2016, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Đây sẽ là thị trường thực sự tiềm năng cho dịch vụ thẻ và tiền đề cho việc phát triển các ĐVCNT.

Thứ ba, Chính phủ và NHNN chủ trương quan tâm đẩy mạnh thanh toán không

dùng tiền mặt, trọng tâm là phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới. Các chính sách của Chính phủ và NHNN trong thời gian vừa qua đã có những tác động tích cực và đáng kể cho việc mở rộng triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, có hai chính sách được đánh giá cao trong việctạo điều kiện cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là Quyết định số291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là một văn bản quan trọng, khẳng định quyết tâmvà định hướng của Chính phủ trong việc đẩy mạnh TTKDTM, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, hướng tới một hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn và hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực cũng như thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp sau đó, để góp phần cụ thể hoá việc triển khai Đề án, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước. Song song với Quyết định này, NHNN đã ban hành Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN ngày 11/10/2007 hướng dẫn thực hiện đã góp phần hỗ rợ đáng kể cho các ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động trả lương qua tài khoản tại các NHTM. Việc ban hành kịp thời các chính sách của Chính phủ và NHNN đã giúp cho môi trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam được thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, đồng thời tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Thứ tư, công nghệ thẻ ngày càng phát triển nhanh chóng, cho phép các NHTM

về tiện ích và giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị ATM/POS để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, hệ thống ATM, EDC của các NHTM đã kết nối thành các liên minh thẻ. Hiện nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự liên minh chặt chẽ của 4 liên minh thẻ (Banknetvn; Smartlink; VNBC và liên minh thẻ NHTMCP Sài gòn Thương tín - ANZ). Tính đến 31/12/2010, hệ thống chuyển mạch thẻ Banknetvn, Smartlink đã xử lý trên 15 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt gần 11.500 tỷ đồng, tăng trưởng 153% so với năm 2009. Chất lượng dịch vụ của hệ thống chuyển mạch ngày càng được cải thiện rõ rệt, hướng tới trở thành một liên minh thống nhất trong toàn quốc, nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng sử dụng thẻ cũng như giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm, phần cứng phục vụ lĩnh vực thẻ cho các ngân hàng thương mại.

Với các yếu tố trên có thể khẳng định tiềm năng phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam là rất lớn, hứa hẹn mức độ tăng trưởng về quy mô và chất lượng không ngừng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w