Thực trạng phát triển chủ thẻ tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34 - 38)

Thẻ thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường thẻ Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể qua từng giai đoạn.

Trong những năm đầu triển khai khoảng những năm 1991- 1992, các NHTM đi tiên phong về dịch vụ thẻ tại Việt Nam như Vietcombank, ACB mới chỉ thực hiện vai trò là đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các TCTQT như Visa và MasterCard. Phải đến năm 1996 - 1997, một số NHTM của Việt

Nam mới chính thức trở thành thành viên chính thức của các TCTQT MasterCard và Visa, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với các TCTQT đó để song song thực hiện dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ quốc tế. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Bắt đầu từ khoảng năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (Core banking) mới, hiện đại được các NHTM đầu tư nâng cấp, các NHTM đã lần lượt triển khai các ứng dụng. Trong đó nổi bật lên là những sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam như Connect24 của Vietcombank, F@stAccess của Techcombank, thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á... và cùng với việc Vietcombank triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu thực sự có bước đột phá quan trọng. Tiếp đó, nhiều NHTM khác cũng đã tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Nhờ đó, người dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Điều này đã giúp cho công cụ thanh toán thẻ có chỗ đứng rất quan trọng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khu vực dân cư tại Việt Nam hiện nay.

Từ năm 2005 đến nay thị trường thẻ ngày càng phát triển vượt bậc với sự tham gia phát hành thẻ của phần lớn các NHTM trên thị trường. Năm 2005, thị trường thẻ Việt Nam mới chỉ có hơn 20 NHTM tham gia phát hành thẻ, đến năm 2011 đã có hơn 46 NHTM tham gia, trong đó có 2 NHTM quốc doanh, 36 NHTM cổ phần, 8 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phát hành trên 250 sản phẩm thẻ các loại bao gồm các sản phẩm dựa trên tính năng tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước.

Biểu đồ 2.2: Tổng số thẻ phát hành tại Việt Nam giai đoạn năm 2005 – 2011

Đơn vị: 1000 thẻ

(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Biểu đồ trên cho thấy tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường tăng trưởng nhanh qua từng năm. Đến cuối năm 2010, tổng số thẻ phát hành đạt 31,7 triệu thẻ các loại, bằng 150% so với tổng số lượng thẻ phát hành trong năm 2009. Năm 2011, số lượng thẻ phát hành tiếp tục tăng gần 10.000 thẻ cho thấy nỗ lực của các NHTM trong việc phát triển quy mô thị trường thẻ. Tuy nhiên, xét trong tỷ trọng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường, số lượng thẻ nội địa vẫn chiếm đa số (khoảng 90%), số lượng thẻ quốc tế có tăng trưởng qua từng năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó thể hiện rõ qua kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng và tỷ trọng thẻ nội địa và thẻ quốc tế toàn thị trường Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Năm

Số lượng thẻ phát hành luỹ kế (chiếc)

Tỷ trọng trong tổng số lượng thẻ phát hành (%)

Thẻ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ nội địa Thẻ quốc tế

2005 1.112.800 137.200 89.0% 11.0% 2006 4.065.889 301.561 93.1% 6.9% 2007 9.075.633 567.901 94.1% 5.9% 2008 13.978.622 1.026.985 93.2% 6.8% 2009 20.241.073 1.433.929 93.4% 6.6% 2010 28.500.000 3.200.000 89.9% 10.1% 2011 39.250.674 2.383.572 94.3% 5.7%

(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Trong số các sản phẩm thẻ nội địa, thẻ quốc tế cũng có sự khác nhau về tỷ trọng các sản phẩm thẻ riêng biệt. Cụ thể:

+Thẻ nội địa:Trong tổng số lượng thẻ nội địa phát hành, thẻ ghi nợ nội địa vẫn

là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng, chiếm hơn 90% trong tổng số lượng thẻ phát hành của toàn thị trường. Tuy nhiên, hiện tại tỷ trọng của thẻ ghi nợ nội địa đang có xu hướng giảm xuống dù mức giảm rất nhỏ.(Năm 2011 tỷ trọng thẻ ghi nợ nội địa trong tổng số lượng thẻ phát hành là 92%, giảm 1% so với năm 2010).

Đối với thẻ trả trước, trong năm 2011 cả thị trường đã có 12 ngân hàng phát hành với số lượng 919.790 thẻ, chỉ chiếm 2,2% thị phần thẻ toàn thị trường. Riêng với loại hình phát hành thẻ tín dụng nội địa, tại Việt Nam chỉ có 4 ngân hàng tham gia phát hành là Vietinbank, Sacombank,Đại tín và ngân hàng Nam Á, với số lượng thẻ phát hành là 7.632thẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thẻ trên thị trường.

+Thẻ quốc tế:Năm 2011, trong tổng số 46 tổ chức tham gia thị trường thẻ, có 27 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, trong đó có 20 tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, 22 tổ chức phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, và 15 tổ chức phát hành cả 2 loại thẻ trên. Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số thẻ quốc tế phát hành trên toàn thị trường đạt trên 2,3 triệu thẻ.

Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, toàn thị trường phát hành được1,27 triệu thẻ.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế, đến hết 31/12/2011, cả thị trường phát hành được hơn 800.000 thẻ, chiếm 37% trong tổng số lượng thẻ quốc tế.

Đối với thẻ trả trước quốc tế, tại Việt Nam có 5 ngân hàng tham gia phát hành thẻ với tổng số lượng thẻ phát hành là 386.878 thẻ, chiếm 16,2% trong tổng số lượng thẻ quốc tế.

Như vậy sau 20 năm hình thành và phát triển, thị trường thẻ Việt nam đã có sự tham gia đông đảo của các ngân hàng vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ. Cùng với

sự phát triển không ngừng về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin và dựa trên nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng ngày càng tăng, các NHTM đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú và có nhiều tính năng, tiện ích mới. Hoạt động của thị trường thẻ ngày càng trở nên sôi động, thị trường thẻ tăng trưởng bình quân đạt 200%/năm.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đơn vị chấp nhận thẻ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34 - 38)

w