Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 105 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống NHTM, có nhiệm vụ định hướng hoạt động cho các NHTM. Do vậy, NHNN có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt hoạt động của NHTM, trong dó có hoạt động huy động vốn. Để thực hiện được các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM, đòi hỏi NHNN cần phải tiếp tục thực hiện một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, như sau:

4.3.2.1. Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển

Cùng với Chính phủ, NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thu hút được nguồn vốn lớn, chi phí thấp trong thanh toán, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả huy động vốn. NHNN cần ban hành quy chế về phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… nhằm giúp các ngân hàng thương mại nhanh chóng triển khai các dịch vụ có hiệu quả.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tạo ra sự đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm và chương trình ứng dụng trong thanh toán giữa các NHTM nhằm đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp, liên kết dịch vụ thẻ cũng như những hoạt động thanh toán khác giữa các NHTM. Để làm được điều này NHNN cần đứng ra chỉ đạo hay làm đầu mối chủ trì phối hợp, hợp tác,… và cần có sự hướng dẫn cụ thể đối với các NHTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triển NHNN nên mở rộng phạm vi thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, nên có sự điều chỉnh quy định về phí thanh toán để các NHTM chủ động hơn trong quy định các mức phí cụ thể của mình đối với khách hàng.

4.3.2.2. Phát triển nghiệp vụ thị trường mở

Phát triển nghiệp vụ thị trường mở sẽ giúp các NHTM sử dụng vốn có hiệu quả và năng động hơn trong kinh doanh vốn. Bởi lẽ, thông qua hoạt động của thị trường mở, tính thanh khoản của các giấy tờ có giá do các NHTM nắm giữ được tăng cường. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các NHTM yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

Nhiều NHTM không chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc là hình thức đầu tư an toàn mà còn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán, các NHTM có thể sử dụng các giấy tờ có giá trong các giao dịch trên thị trường mở cũng như các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các NHTM điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ suất đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn.

Chính vì thế NHNN cần đẩy mạnh sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hóa giao dịch trên thị trưởng. Việc đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên thị trường mở sẽ tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư hơn cho các NHTM, các NHTM có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời, NHNN cũng cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành các loại giấy tờ có giá như tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc... sao cho các kỳ hạn phát hành đủ nhiều, gồm từ thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến các kỳ hạn dài hơn như 18 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm... nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ làm tăng tính đa dạng của hàng hóa trên thị trường.

Bên cạnh đó, NHNN cần tiếp tục nâng cấp và đồng bộ hóa các trang thiết bị phần cứng, hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng một cách nhanh chóng, thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ này. Mặt khác, tăng cường an ninh trên mạng máy tính, nhất là các thông tin mang tính nhạy cảm của NHNN, nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra trong nghiệp vụ nay.

4.3.2.3. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng cán bộ

Đổi mới công nghệ là một việc làm cần thiết đối với các NHTM, do vậy NHNN cần phải hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ. NHNN có thể hỗ trợ các NHTM thông qua hình thức cho vay ưu đãi.

Liên quan đến công tác đào tạo, NHNN với tư cách là đại diện quốc gia, có nhiều quan hệ với hệ thống ngân hàng thế giới cần phải là một đầu mối liên hệ giúp cho công tác đào tạo của các NHTM. Hiệp hội Ngân hàng - một đầu mối thực hiện công tác đào tạo cho các NHTM hội viên cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các khóa đào tạo, cần làm cho các khóa đào tạo thực sự bổ ích và có hiệu quả cho các NHTM, đặc biệt là các khóa đào tạo nước ngoài cần theo hướng chuyên sâu, tranh theo kiểu tham quan, khảo sát, chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” tốn kinh phí mà hiệu quả thấp.

Trên đây là một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Vĩnh Phúc chỉ thực sự được thực hiện thành công khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quan tâm và giải quyết tốt các kiến nghị trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 105 - 108)